Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Những lưu ý trong giai đoạn hoàn thiện công trình nhà xưởng

Thi công xây dựng nhà xưởng phần khung nhà (phần thô), là coi như đã đi được 70% cuộc hành trình. Tiếp theo là giai đoạn hoàn thiện, tuy nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều hơn về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ...Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công đoạn: trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét… Đây cũng là công việc của các nhà thầu, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm như sau:

nhung-luu-y-trong-giai-oan-hoan-thien

Thi công xây dựng trát tường, láng sàn: cần trộn vữa theo đúng tỷ lệ quy định trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Ở các diện tường, trần, sàn tiếp xúc nhiều với nước, không khí ẩm như tường bao ngoài trời, tường giáp vệ sinh, bếp, tiểu cảnh, sàn nhà tầng 1… nên trộn sử dụng chống thấm. Sau khi trát, láng vữa xong cần cán thẳng. Khách hàng phải kiểm tra độ phẳng cũng như chất lượng vữa trước khi bắt đầu các công tác sơn bả.

nhung-luu-y-trong-giai-oan-hoan-thien

Việc ốp lát gạch thì phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất. Mạch gạch cần đều, các viên gạch thẳng nhau, không được xô xệch, nghiêng ngả. Công tác sơn tường là một công tác đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm được một cách hoàn hảo. Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại, nhãn hiệu sơn nước trang trí khác nhau, xét về tính dung môi có thể chia làm hai loại: sơn gốc nước và sơn gốc dầu. Sơn nước được sủ dụng phổ biến hơn với ưu điểm tiện dụng và không gây độc hại cho sức khoẻ và môi trường, màng sơn cho phép lượng hơi ẩm nhất định bên trong tường thoát ra ngoài mà không gây phồng rộp.

nhung-luu-y-trong-giai-oan-hoan-thien

Trong khi đó sơn dầu chủ yếu dùng cho bề mặt gỗ và kim loại. Xét về chức năng sủ dụng chia làm hai loại: sơn trong nhà có đặc tính khả năng chùi rủa, vệ sinh, bề mặt nhà mịn còn sơn nước ngoài trời có đặc tính chống rêu mốc, bám bụi, chống thấm và bền màu. Hệ thống sơn tườngtrang trí bao gồm 03 lớp: lớp ma-tít làm phẳng bề mặt cần sơn, cần lưu ý chọn loại bột bả tường tốt có độ bám dính cao vì chất lượng sơn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lớp này. Thứ hai là lớp sơn lót giúp ngăn chất kiềm trong tường thoát ra ngoài làm hỏng màng sơn, cuối cùng là lớp sơn phủ có tác dụng bảo vệ và trang trí.

nhung-luu-y-trong-giai-oan-hoan-thien

Thiết kế nhà xưởng lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật: cần tuân thủ theo đúng bản vẽ kỹ thuật và hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nên chú trọng vào độ bền vững và an toàn của các hệ thống này, ví dụ như hệ thống cấp điện cần cầu dao an toàn, các đường dây chờ cho máy phát điện sau này, độ dốc của các đường ống thoát nước phải đủ tiêu chuẩn, hệ thống chống sét an toàn, các đường dây cần đi trong ống bảo vệ tránh bị ẩm chập điện…

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Bí quyết khi thiết kế nội thất chung cư

Hiện nay khi các chung cư cao cấp mọc lên ngày một nhiều đời sống con người cũng trở nên sung túc hơn và nhu cầu cho một căn nhà đẹp cũng trở nên cần thiết.Chính vì vậy mà dịch vụ thiết kế nội thất chung cư, nhà ở đã ra đời nhằm phục vụ những nhu cầu làm đẹp căn nhà của bạn.

bi-quyet-khi-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Dưới đây chúng tôi xin bật mí 5 bí quyết thiết kế nội thất chung cư đẹp giúp các bạn tìm kiếm ý tưởng cho tổ ấm của mình.

Tối ưu công năng


Bao gồm khu vực tiếp khách, bếp, các phòng ngủ, phòng wc, lối giao thông, khu vực phơi phóng,… tất cả đều phải tích hợp hoàn hảo thuận tiện nhất cho sinh hoạt.

Tối ưu vấn đề phong thủy


bi-quyet-khi-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Chúng ta đều mong muốn công việc làm ăn thuận lợi, vì vậy một chút có thờ có thiêng có kiêng có lành là điều cần thiết. Hãy xem cho nhà mình hướng cửa chính, hướng bếp, hướng bàn thờ, hướng giường ngủ để có phương án bố trí hướng tổng hợp. Nói chung không thể tất cả mọi điều kiện đều tốt được, thế nên bạn chỉ cần làm sao cho số hướng tốt nhiều hơn số hướng xấu là ổn.

Chọn style riêng cho khu vực phòng khách


- Bởi vì phòng khách là nơi khách khứa ra vào và nhìn ngắm nhiều nhất. Nhớ rằng tất cả mọi đồ vật, màu sắc, những chi tiết trang trí đều phải hòa hợp cùng nhau góp phần tạo nên một phong cách.Sẽ rất tuyệt vời nếu phòng khách nhà bạn ngay sát ban công và có view rộng lớn.

Tạo điểm nhấn


bi-quyet-khi-thiet-ke-noi-that-chung-cu

Điều này vô cùng quan trọng, nó là thứ tạo cho người nhìn sự thú vị khi có một chi tiết khác hẳn những thứ còn lại. Thứ đặc biệt ấy có thể là chiếc kệ ti vi, bộ sofa, chiếc đèn, hay đơn thuần chỉ là một thứ gì đó mang màu sắc đặc biệt khiến cho tầm mắt có thể tập trung về nó.

Hạn chế bài trí


Đa phần ở chung cư diện tích là khá khiêm tốn, vì vậy bạn nên hạn chế việc bài trí quá nhiều đồ đạc rườm rà trong trường hợp diện tích phòng nhỏ. Càng rườm rà sẽ khiến cho không gian chật hẹp hơn.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Các yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất nhà ở

Trong thiết kế nội thất thì việc tạo nên một không gian đẹp có rất nhiều yếu tố chi phối và trải qua rất nhiều giai đoạn thiết kế, thi công.

cac-yeu-to-quan-trong-trong-thiet-ke-noi-that-nha-o

Mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đều liên quan chặt chẽ đến nhau, cần khéo léo, tinh tế trong cách kết hợp một chút là bạn đã có thể sở hữu một không gian sống ấn tượng, đẳng cấp. Nhưng có 2 yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất nhà ở mà bạn không thể bỏ qua đó chính là màu sắc và cách bố trí nội thất, vậy làm thế nào để 2 yếu tố này kết hợp một cách hài hòa.

1. Màu sắc

Trong thiết kế nội thất màu sắc là yếu tố tác động trực tiếp vào mọi sắc thái của ngôi nhà cũng như của chính bản thân bạn. Nó có thể khiến không gian trở nên tươi mát hay quyến rũ, quý phái hay cá tính,… và góp phần đặc biệt tôn lên phong cách của riêng bạn.

cac-yeu-to-quan-trong-trong-thiet-ke-noi-that-nha-o

Màu sắc phù hợp sẽ khiến ngôi nhà của bạn luôn ấm áp và tràn ngập sức sống. Điều này giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn, nhiệt huyết và sáng tạo hơn. Khi sử dụng gam màu mà bạn thích, ngôi nhà sẽ là một điểm về đáng mơ ước sau một ngày dài bận rộn với công việc và những mối quan hệ ngoài xã hội.

Nếu màu sắc mà bạn thích khó đưa vào không gian, hãy lựa chọn những màu nhẹ nhàng, dễ kết hợp và mang cảm giác tươi sáng, mát mẻ như màu kem, xanh nhạt, vàng nhạt,…hoặc tìm đến những đội ngũ, công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp, họ sẽ giúp bạn tạo ra những màu sắc hài hòa theo ý bạn và hợp với gia chủ.

2. Bố trí nội thất

Mọi không gian sống đều không thể thiếu những món đồ nội thất gia đình tiện dụng, nhưng để có một không gian đẹp thì cách sắp xếp, bố trí nội thất có ảnh hưởng rất lớn đến tổng thể ngôi nhà. Với một ngôi nhà rộng rãi thì bạn có thể thoải mái bố trí đồ vật nhưng ngược lại nếu ngôi nhà của bạn có một diện tích khá khiêm tốn thì việc bố trí quá nhiều đồ sẽ mang lại cho bạn một không gian chật chội rất mất mỹ quan.

cac-yeu-to-quan-trong-trong-thiet-ke-noi-that-nha-o

Xu hướng trang trí nội thất theo phong cách tối giản mà sang trọng, đẳng cấp luôn được ưu chuộng trong mọi thời điểm. Lợi thế của nó là giúp gia chủ tận dụng tối đa diện tích mà không làm mất đi sự hài hòa vốn có.

Đặc trưng của phong cách này là hạn chế tối đa những chi tiết trang trí. Toàn bộ cách sắp xếp sẽ tập trung vào hình khối, kiểu dáng của nội thất và để nội thất phát huy toàn bộ vẻ đẹp tự nhiên của nó. Nội thất gỗ đặc biệt được ưa chuộng để tạo không gian đẹp trong nhà bởi những đường vân tinh tế trên bề mặt khiến chúng như những tác phẩm nghệ thuật mang tính độc nhất. Bên cạnh đó, với xuất xứ từ tự nhiên, gỗ còn rất linh hoạt khi có thể sáng tạo nhiều kiểu dáng, mẫu mã phù hợp và cá tính, phong cách của mỗi người, từ mộc mạc, giản dị đến thanh tao, đẳng cấp.

cac-yeu-to-quan-trong-trong-thiet-ke-noi-that-nha-o

Gỗ còn rất dễ kết hợp với các yếu tố khác trong nhà như màu sắc, ánh sáng, … mang đến một không gian tràn ngập sự ấm áp và sang trọng.

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Bí quyết trang trí nhà phù hợp với tài chính của bạn

Việc trang trí ngôi nhà có thể rất tốn tiền. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn luôn kiểm soát được hầu bao của mình khi xây mới hay tân trang chốn an cư.

bi-quyet-trang-tri-nha-phu-hop-voi-tai-chinh-cua-ban

- Quyết định thời gian chi tiêu vào việc trang trí, xây dựng. Bạn nên nhớ tính cả các khoản dành cho thiết bị trang trí đi kèm.

- Quyết định một phòng sẽ được ưu tiên làm trước để mở đầu kế hoạch dài hơi.

- Có kế hoạch, phối hợp màu sắc, phong cách và hệ thống lưu thông không khí.

- Mức độ tự tin của bạn trong việc xử trí dự án trang trí tạo nên một sự khác biệt lớn. Nếu bạn là một người hơi thiếu tự tin, hãy liên lạc với một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức và tránh được sự thất vọng. Bạn nên chọn một người có tinh thần hợp tác tốt và đáng tin cậy. Họ cần biết bạn thích và không thích những gì. Và bất cứ điều gì họ làm phải phù hợp với bạn và gia đình bạn.

bi-quyet-trang-tri-nha-phu-hop-voi-tai-chinh-cua-ban

- Đo kích thước căn phòng. Quyết định điểm trọng tâm. Đo nội thất, thảm trải sàn… trước khi mua và điền luôn kích thước, vị trí vào bản vẽ mặt bằng sàn mà bạn cho rằng sự sắp xếp đó là hợp lý. Phần việc sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Thủ tục này sẽ giúp bạn quyết định tỷ lệ cân xứng với căn phòng. Bạn cũng nên cân nhắc tới độ cao trần và lối đi lại.

- Lặp lại mỗi màu trong kế hoạch phối màu ở xa tầm mắt, trung bình và sát sàn để có sự cân bằng thị giác tốt nhất. Lặp lại bất cứ một hoạ tiết hay kết cấu ít nhất 2 lần trong một căn phòng.

- Sơn và dùng giấy dán tường để làm mới căn phòng thường có chi phí không quá cao.

- Nhìn kỹ màu sắc và hoạ tiết trong phòng vào ban ngày trước khi mua đồ trang trí.

bi-quyet-trang-tri-nha-phu-hop-voi-tai-chinh-cua-ban

- Nếu bạn không có kế hoạch cho ngôi nhà trong một khoảng thời gian dài thì việc đầu tư cho các vật dụng trang trí  nội thất như các tác phẩm nghệ thuật, thảm trải sàn theo khu vực sinh hoạt, gối trang trí sofa có thể dễ dàng dùng lại được khi có nhà mới.

Các tiêu chuẩn cần lưu ý trong một bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp

Tiêu chuẩn nội dung của một bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp như thế nào để công trình phát huy hết công năng sử dụng đồng thời đảm bảo chất lượng an toàn cho công trình trong quá trình sử dụng sau này, tránh những sai sót hư hỏng làm lãng phí thời gian và chi phí cho chủ đầu tư?.

cac-tieu-chuan-can-luu-y-trong-mot-ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep

Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp bạn nên biết?


Một bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp đạt tiêu chuẩn và hoàn hảo chính là thiết kế mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư công trình; đảm bảo an toàn trong suốt mà trình sử dụng; trường tồn và bền vững theo thời gian; đồng thời nó phải thân thiện với môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy.

cac-tieu-chuan-can-luu-y-trong-mot-ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep

Để đảm bảo 1 nhà xưởng chất lượng đòi hỏi đơn vị giám sát công trình xây dựng phải tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp sau:

1. Thực hiện 2 bước thiết kế cơ bản:


- Thiết kế cơ sở.

- Thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.

cac-tieu-chuan-can-luu-y-trong-mot-ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep

Ngoài ra các bước thiết kế còn thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư khi thẩm tra và phê duyệt dự án xây dựng.

2. Nội dung bản vẽ thiết kế cơ sở:


Phần thuyết minh:

- Tổng quan địa điểm triển khai xây dựng nhà xưởng, tổng mặt bằng công trình, phương án thiết kế xây dựng, quy mô hạng mục các công trình và đảm bảo công tác gắn kết giữa công trình với hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh nhà xưởng.

- Phương án thiết kế công nghệ, và dây chuyền công nghệ được áp dụng.

cac-tieu-chuan-can-luu-y-trong-mot-ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep

- Phương án thiết kế các kết cấu chính, hạ tầng kỹ thuật, và hệ thống kỹ thuật của công trình.

- Phương án phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường xung quanh.

- Các quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

Phần nội dung:

- Bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng công trình.

- Sơ đồ và bản vẽ dây chuyền công nghệ.

- Bản vẽ thiết kế phương án kiến trúc xây dựng.

- Bản vẽ thiết kế các kết cấu chính, hạ tầng kỹ thuật của công trình.

cac-tieu-chuan-can-luu-y-trong-mot-ban-ve-thiet-ke-nha-xuong-cong-nghiep

3. Bản vẽ thiết kế thi công nhà xưởng công nghiệp:


- Đảm bảo đầy đủ các hồ sơ sau:

+ Thuyết minh thiết kế.

+ Các bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp.

+ Hồ sơ khảo sát.

+ Dự toán xây dựng công trình.

Một thiết kế nhà xưởng công nghiệp đạt tiêu chuẩn sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo công trình phát huy được toàn bộ công năng sử dụng của nó.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Những vấn đề cần quan tâm khi thiết kế nhà ống

Thiết kế nhà ống có rất nhiều vấn đề cần lưu tâm, từ kiểu dáng kiến trúc, công năng, kết cấu, ánh sáng…..đều phải được tính toán kỹ lưỡng nhằm mang lại một không gian sống hợp lý, đáp ứng tốt tối đa nhu cầu sinh hoạt của gia chủ. Vì vậy có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm sau đây:

nhung-van-de-can-quan-tam-khi-thiet-ke-nha-ong


Nhà ống có giếng trời


Với nhà ống, vấn đề thông thoáng và ánh sáng phải đưa lên hàng đầu, bởi vậy xây dựng nhà ống phải từ bỏ quan niệm tận dụng triệt để mặt bằng. Do đó, trong thiết kế nhà ống hiện nay các KTS thường lùi một phần diện tích nhỏ làm sân trước, sân sau hoặc giếng trời phù hợp cho thông gió và đưa ánh sáng và nhà, dù phòng ở có vị trí thu hẹp là rất cần thiết. Ngôi nhà thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, đối lưu không khí tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn cho các thành viên trong sinh hoạt.


Dù thể hiện nhà lệch tầng, lệch hướng cầu thang, tạo những không gian vay mượn… nếu không có giếng trời thì không khí trong nhà vẫn bí bách. Nhiều nhà tạo hai giếng để mưa rơi tự nhiên hoặc dựng nhà chia thành hai khối để khắc phục sự buồn tẻ của nhà ống và tạo không gian thoáng đãng.

Xác định rõ khu vực chức năng trong nhà


Việc này nếu gia chủ chưa định hướng được rõ ràng hoặc lăn tăn về những ý tưởng của mình thì phải nhờ đến KTS xử lý sao cho vừa phù hợp với ý muốn vừa hợp lý với mảnh đất. Tuy nhiên, một trường hợp dễ xảy ra là sự “đối đầu” giữa thầy phong thuỷ và KTS trong việc bố trí các công năng sinh hoạt chính như bếp, phòng ngủ…..và đặc biệt là cửa. Cái khó là nhà ống một mặt thoáng thường không có nhiều sự lựa chọn trong việc bố trí và thay đổi vị trí một số phần của ngôi nhà.


Nhà ống thường hẹp chiều ngang nên phải cắt ngang, cách ly giữa các phòng thành những cái hộp nhỏ chồng khít lên nhau trông đơn điệu. Đó là chưa kể sự ngăn cách này không hợp không khí sinh hoạt gia đình Việt Nam thường quây quần trong một không gian chung. Kiến trúc lệch tầng là một trong những giải pháp hợp lý. Nhà lệch tầng sẽ có nhiều ánh sáng và thông thoáng hơn nhưng vẫn tận dụng được các không gian.

Hài hoà với cảnh quan xung quanh, hoà bình với hàng xóm


Khi xây dựng, nhà lại sát nhà nên không tránh khỏi những “đụng chạm” tới hàng xóm lân cận. Vì vậy, điều trước tiên là nói chuyện và kiểm tra công trình của họ trước khi khởi công để tránh xảy ra xung đột trong quá trình thi công xây dựng. Trên thực tế, không ít trường hợp xảy ra cãi vã, đền bù vì những ảnh hưởng ví dụ như nứt tường….đã xảy ra từ trước nhưng do gia chủ chủ quan không để ý.


Thêm nữa, kiến trúc nhà nên hài hoà với cảnh quan xung quanh. Điều đó không có nghĩa phải thiết kế đồng bộ, giống những ngôi nhà xung quanh nhưng cũng không nên sử dụng màu sắc quá “chỏi” hay thiết kế quá “độc”.

Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế


Chủ nhà tham gia vào thiết kế là đương nhiên vì phải trao đổi với KTS về sở thích, thói quen sinh hoạt, công năng của ngôi nhà. Tuy nhiên khi đã đề bạt mong muốn với KTS gia chủ với chắc chắn đã tính toán và suy nghĩ kỹ lưỡng để tránh sự thay đổi quá nhiều trong thiết kế làm mất thời gian của hai bên. Một số chủ nhà khi có bản vẽ bắt đầu thêm bớt, thay đổi phòng, tận dụng đất… rồi tự nhốt mình vào cái hộp kín bưng.


Chủ nhà đòi sao chép lại một mặt tiền nhà đã trông thấy mà quên đi sự kết hợp giữa bên trong và ngoài, dẫn đến sự khập khiễng.

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Bí quyết để có ngôi nhà đẹp

Một ngôi nhà đẹp đòi hỏi sự cuốn hút từ bên ngoài lẫn bên trong và cần tính đến cả yếu tố an toàn cho người cư ngụ.

Sự quan trọng của phần thô


Phần thô của ngôi nhà chính là các nội dung công việc như gia công vật liệu, đổ bê tông, xây tường, làm mái…để hoàn thiện khâu xây dựng. Đây là những công việc rất nặng nhọc và cũng là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, cần những kiến thức chuyên môn về kết cấu xây dựng; đòi hỏi sự tính toán chu đáo, cẩn thận, khoa học.

bi-quyet-de-co-ngoi-nha-dep

Đối với một ngôi nhà, không có phần nào là không quan trọng cả, nhưng quan trọng nhất vẫn là phần thô. Bởi những lý do sau:

- Phần thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình (như đục phá, chỉnh sửa…)

- Nếu tính toán kỹ, khi thi công xây dựng phần thô sẽ làm cho các nội dung sau thuận lợi chính xác. Ví dụ: bề mặt bêtông phẳng, chuẩn sẽ làm cho lớp áo trát chất lượng hơn.

bi-quyet-de-co-ngoi-nha-dep

- Phần thô không xử lý tốt sẽ làm kéo dài thời gian thi công, tốn kém cho chủ đầu tư do phải thêm bớt hay sửa chữa lại. Điển hình là nếu như phần bêtông thừa không những phải đục bỏ rất mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu do chấn động cơ học. Còn trong trường hợp cấu kiện bêtông bị non kích thước sẽ phải đắp bù nhiều vữa.

- Phần thô ngoài xây gạch còn liên quan tới hệ thống đường điện, đường nước của ngôi nhà nên cần xác định rõ vị trí để đặt lỗ chờ, không xảy ra tình trạng đục phá gây yếu tường.

bi-quyet-de-co-ngoi-nha-dep

- Phần thô là yếu tố quyết định độ an toàn của ngôi nhà nên phải nắm rõ những vị trí xung yếu để có quy cách xây thích hợp, đảm bảo kết cấu. Những vị trí khoan vít, treo thiết bị nặng, hàn chân sắt vào tường… phải được xây gạch đặc.

- Phần thô – đặc biệt là bêtông càng chính xác, càng chuẩn càng tốt. Việc trát lại một bức tường, lát lại một ô sàn… đơn giản và đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc phải “xử lý” bêtông nếu như không đảm bảo chất lượng hay kích thước của cấu kiện sau khi tháo dỡ ván khuôn.

Sự cần thiết của phần thiết kế nội thất


Phần hoàn thiện nội thất bao gồm sơn, lát sàn, ốp tường, kê đồ…theo ý đồ và thói quen sử dụng của chủ đầu tư. Một ngôi nhà đẹp đòi hỏi đẹp cả bên ngoài lẫn bên trong, vì vậy để hoàn thiện nội thất đẹp mắt, phù hợp thì yếu tố thiết kế đặc biệt quan trọng. Nội thất của ngôi nhà sẽ thể hiện cá tính, công việc, địa vị xã hội cũng như tiền tài của gia chủ.

bi-quyet-de-co-ngoi-nha-dep

Thiếu thiết kế nội thất sẽ khiến không gian giảm tính thẩm mỹ hoặc hạn chế vai trò sử dụng. Điển hình là màu sắc không hài hòa, vật dụng bố trí thiếu đồng bộ làm mất đi sự sang trọng, ánh sáng bố trí không phù hợp chỗ thừa, chỗ thiếu…

Để tránh gặp phải những lỗi trên, trước khi làm nhà cần có bản sơ đồ bố trí nội thất và hình phối cảnh các phòng của ngôi nhà. Kiến trúc sư sẽ phân tích giúp chủ đầu tư nên bố trí vật dụng, ánh sáng và màu sắc sao cho phù hợp nhằm tôn lên đẹp ngôi nhà và phù hợp với phong thủy.

Những lưu ý khi xin phép xây dựng công trình tôn giáo (phần 1)

Khái niệm về công trình xây dựng tôn giáo

Công trình xây dựng tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, thánh thất, điện thờ, thánh đường, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, nhà nguyện, tu viện, tượng, đài, bia, tháp, các trường đào tạo riêng của tôn giáo và một số công trình phụ gắn liền với cơ sở tôn giáo.

nhung-luu-y-khi-xin-phep-xay-dung-cong-trinh-ton-giao

Các cơ sở tín ngưỡng như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… được gọi là cơ sở tín ngưỡng dân gian, không xem là cơ sở tôn giáo, đối tượng điều chỉnh trong Hướng dẫn này.

Các công trình phải xin phép xây dựng

Xin phép xây dựng đối với các công trình xây dựng tôn giáo phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ (cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh). Việc cấp phép xây dựng các công trình tôn giáo thực hiện theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (viết tắt là Nghị định 12/CP); Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;

nhung-luu-y-khi-xin-phep-xay-dung-cong-trinh-ton-giao

Đối với các cơ sở tôn giáo hoặc cơ sở tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, khi xây dựng, hoặc trùng tu tôn tạo ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng còn phải tuân thủ Luật Di sản văn hóa và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu

Thi công xây dựng phải giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;

Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Điều 34, khoản 1, điểm a, b Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009).

nhung-luu-y-khi-xin-phep-xay-dung-cong-trinh-ton-giao

Đối với các cơ sở tín ngưỡng dân gian như: Đình, đền, miếu, nhà thờ Từ đường, nhà thờ họ… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa thì việc cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền xem xét của UBND huyện, thị xã hoặc Sở Xây dựng tùy theo cấp của công trình (theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND ngày 08/4/2010 của UBND tỉnh Tây Ninh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 49/2009/QĐ-UBND).

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Nguyên tắc thiết kế nhà xưởng hiệu quả và tiết kiệm

Trong thiết kế và xây dựng nhà xưởng thì các nguyên tắc trong thiết kế nhà xưởng đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng công trình, công năng sử dụng hiệu quả của công trình và quan trọng nhất chính là hiệu quả kinh tế mà nhà xưởng mang lại cho chủ đầu tư xây dựng.

nguyen-tac-thiet-ke-nha-xuong-hieu-qua-va-tiet-kiem

Thông qua bài viết này có 5 nguyên tắc thiết kế nhà xưởng quan trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý khi thực hiện công tác thi công xây dựng và thực hiện đúng để mang lại hiệu quả cho công trình của mình.

Các nguyên tắc thiết kế nhà xưởng:


1. Lập nhiều phương án thiết kế khả thi:


- Đây là nguyên tắc tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng công nghiệp đầu tiên quan trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý.

- Lập nhiều phương án thiết kế để chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát thi công so sánh và lựa chọn phương án thiết kế thi công tối ưu nhất về chi phí, công năng sử dụng và hiệu quả kinh tế mà thiết kế đó mang lại.

- Để tìm giải pháp thiết kế nhà xưởng sản xuất tối ưu nhất cho từng phần dự án cũng như tổng thể toàn bộ đề án, đơn vị thực hiện phải thực hiện công tác phân tích cơ bản và lập ra nhiều phương án sơ bộ trong từng phương án khả thi. Các phương án khả thi cần phải được xác lập rõ ràng, đúng nguyên tắc để các khâu kiểm tra, thay đổi hoặc bổ sung sau này được thuận tiện. 

nguyen-tac-thiet-ke-nha-xuong-hieu-qua-va-tiet-kiem

- Cần tuân thủ chặt chẽ thiết kế đề án theo các giai đoạn, các bước thiết kế với mức độ chính xác khác nhau, từ vẽ phác thảo đến bản vẽ tỉ mỉ và tính toán cụ thể. 

- Cuối cùng, bạn sẽ tạo được 1 đề án thiết kế có mức độ hoàn thiện cao nhất và hiệu quả nhất.

2. Thực hiện thiết kế nhà xưởng theo từng giai đoạn:


- Nguyên tắc thiết kế nhà xưởng theo các giai đoạn, các bước cần được vận dụng triệt để trong quá trình thiết kế đề án, nó sẽ giúp bạn tránh được công việc bị trùng lặp hoặc bị thiếu trong quá trình thiết kế đề án. 

3. Trung thành với thiết kế đã lựa chọn: 


- Chỉ thực hiện công tác sửa chữa hồ sơ thiết kế công trình khi mà các nguyên nhân sai sót rõ ràng và có những luận chứng chặt chẽ về cái sai sót đó có ảnh hưởng đến kinh tế, chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật hay không.

nguyen-tac-thiet-ke-nha-xuong-hieu-qua-va-tiet-kiem

- Khi thiết kế bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến những tác động khi thay đổi các thành phần trong đề án thiết kế xây dựng.

4. Nguyên tắc thiết kế nhà xưởng: Phối hợp công việc một cách khoa học, chặt chẽ. 

5. Khảo sát, kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả công việc:

- Cuối mỗi giai đoạn và thành phần thực hiện, bạn cần tổng kết, kiểm nghiệm để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho những giai đoạn thực hiện sau để tránh vấp ngã với các sai sót đã từng gặp phải.

Thi công xây dựng nhà đúng qui trình (phần 1)

Thi công xây dựng giai đoạn chuẩn bị

Thông báo khởi công công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản . thông báo cho các hộ dân kế cận, chụp hình hiện trạng công trình kế cận (nếu cần). Treo biển báo công trình (gồm 4 bảng như quy định: Biển báo công trình, nội quy công trình, an toàn lao động, cảnh báo công trình). Chuẩn bị mặt bằng, mượn vỉa hè, chuẩn bị nguồn điện, nguồn nước cho thi công. Lắp đặt cổng / tường rào công trình theo tiêu chuẩn công ty. Chuẩn bị bộ hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để thi công.

thi-cong-xay-dung-nha-dung-qui-trinh-p1

Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn. Việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải toả nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi. Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móngViệc làm nền móng bao gồm các công việc: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, gia cố nền (nếu cần thiết). 
thi-cong-xay-dung-nha-dung-qui-trinh-p1

Việc gia cố nền hiện tại có hai hình thức chủ yếu là đóng cọc tre hoặc ép cọc bê tông cốt thép. Cọc tre thường có chiều dài từ 3m – 5m, ép bằng máy xuống nền đất với mật độ khoảng 25 cọc/m2. Mục đích của việc đóng cọc tre là làm nén chặt phần nền đất dưới chân công trình, làm tăng cường độ của nền móng, tạo ra một nền cứng cho phần móng nhà. Tuy nhiên, cọc tre chỉ sử dụng khi vị trí xây dựng có mực nước ngầm cao, nếu không sẽ phản tác dụng.


Chuẩn bị nhân công / chuẩn bị qui trình cung ứng vật tư thô. Đào đất hố móng / đổ bê tông lót móng. Lắp dựng ván khuôn / cốt thép / đổ bê tông móng, đà kiềng, đà giằng. Đào đất, xây hầm phân, hố ga, hầm chứa bồn nước âm bằng gạch thẻ. Phần thô là phần cấu tạo nên tổng thể của ngôi nhà nên rất cần được quan tâm trong quá trình xây dựng. 

thi-cong-xay-dung-nha-dung-qui-trinh-p1

Có được phần thô chất lượng giúp thuận lợi trong quá trình hoàn thiện và đảm bảo độ an toàn, bền chắc của công trình sau này đó cũng là kinh nghiệm xây nhà mà các kỹ sư đã trả qua. Phần thô hay còn được gọi là phần khung nhà được xem là phần quan trọng nhất bởi phần thô càng chắc chắn và đảm bảo thì việc hoàn thiện càng thuận lợi, càng tiết kiệm chi phí và thời gian. Thi công phần thô được hiểu là thi công toàn bộ hệ thống khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường bao, tường ngăn chia của ngôi nhà. Dưới đây là các bước trong giai đoạn xây dựng phần thô của ngôi nhà.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Nguyên nhân khiến thi công khác xa với bản thiết kế

Vẫn biết khi tiến hành thi công xây dựng sẽ phát sinh một vài vấn đề cần được thay đổi cho phù hợp với hiện trạng, thế nhưng trên thực tế lại có những ngôi nhà theo kiểu “thiết kế một đằng, xây một nẻo”.

nguyen-nhan-khien-thi-cong-khac-xa-voi-ban-thiet-ke

Mọi chủ nhà khi đã có ý nhờ đến KTS tư vấn thiết kế hẳn đều mong muốn ngôi nhà của mình đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, mong muốn từ công năng tới giá trị thẩm mỹ. Và chính những người tham gia tư vấn cũng luôn đầu tư nhiều công sức, thời gian để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất, làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng đã ưng ý với mẫu thiết kế nhưng khi thi công lại khác bản vẽ rất nhiều, trong đó có cả yếu tố ngẫu nhiên lẫn có ý đồ của gia đình.

Không có giám sát thi công


nguyen-nhan-khien-thi-cong-khac-xa-voi-ban-thiet-ke

Khi đã được tư vấn và có bản vẽ trong tay hầu hết các gia chủ ít thuê giám sát thi công trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trên công trình nên không thể hiện được hết ý đồ của bản vẽ cũng như của KTS. Lẽ dĩ nhiên là ngôi nhà khi hoàn thiện sẽ thiếu sót hoặc không được như ý tưởng hình thành ban đầu của cả gia chủ lẫn KTS.

Nghe theo lời khuyên thợ thi công, bóp méo bản vẽ


nguyen-nhan-khien-thi-cong-khac-xa-voi-ban-thiet-ke

Khi gặp phải vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, thông thường các gia chủ đều tự trao đổi với thợ thi công để xử lý mà không tham khảo qua ý kiến của KTS để biết điều đó có gây ảnh hưởng đến công năng, cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà không, hay có tác động thế nào về mặt thẩm mỹ. Việc nghe theo lời khuyên của người ngoài để điều chỉnh làm ảnh hưởng tới hệ thống kỹ thuật, hạn chế phần nào công năng sử dụng.

Bớt xén, thay đổi vật liệu để giảm bớt chi phí


nguyen-nhan-khien-thi-cong-khac-xa-voi-ban-thiet-ke

Thường thì trước khi đi vào thiết kế các KTS luôn tìm hiểu mức kinh phí đầu tư của gia chủ cao hay thấp từ đó điều chỉnh, lựa chọn phương án thiết kế, vật liệu xây dựng tối ưu nhất. Thế nhưng ngay cả khi đã được tư vấn và lựa chọn vật liệu phù hợp thì trong giai đoạn thi công vẫn xảy ra nhiều trường hợp gia chủ ...hết tiền, nhưng để hoàn thiện ngôi nhà thì vẫn phải tiến hành bằng cách bớt xén, thay đổi vật liệu để giảm chi phí, không đúng với bản vẽ.

Chủ đầu tư thiếu hiểu biết


Đây là trường hợp khá phổ biến thường gặp ở các chủ nhà, do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết nên dù bản vẽ đã được KTS nghiên cứu kỹ, chi tiết nhưng đến khi thi công các gia chủ lại hay tự ý thêm bớt ý tưởng, tham khảo thêm các mẫu nhà đẹp khác sau đó chắp vá tất cả những điểm được cho là đẹp mắt và hợp lý vào nhà mình, làm phá vỡ hình khối, đường nét kiến trúc đã được phích sẵn cả về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc.... dẫn đến tương quan tỷ lệ không phù hợp.

nguyen-nhan-khien-thi-cong-khac-xa-voi-ban-thiet-ke

Một nguyên nhân nữa tuy hiếm nhưng không phải không xảy ra là bản vẽ không kỹ, không sát với thực tế do KTS chưa khảo sát kỹ hiện trạng mảnh đất, gây khó khăn trong quá trình thi công.

Phong thủy mang đến sự hài hòa cho gia đình bạn

Tư vấn kiến trúc về phong thuỷ

Dưới đây sẽ giúp cho gia đình tránh được những xung đột nhất định. Nhà không nên xây về hướng Ngũ Quỷ, đây là hướng mà vợ chồng thường hay bất hòa, cãi vã nhau hằng ngày. Đó chính là một trong những mầm mống làm cho hạnh phúc dần tan vỡ.

phong-thuy-mang-den-su-hai-hoa-cho-giaa-cho-gia-dinh-ban

Nếu nhà có dạng hình chữ U, thì không nên đặt phòng ngủ của hai vợ chồng ở phần hai cạnh chữ U: Phòng ngủ đặt tại vị trí này sẽ làm cho vợ chồng thường hay có những suy nghĩ và hành động xung khắc nhau, từ đó vợ chồng hay bất hòa và tình nghĩa dầ dần phai nhạt. Nếu nhà có dạng hình chữ L và có một cạnh chữ L nằm nhô ra gần đường, thì không nên đặt phòng ngủ của hai vợ chồng ở trong khu vực này. Phòng ngủ đặt tại vị trí này sẽ khiến cho người chồng dễ có những hoàn cảnh đưa đẩy, chẳng hạn vì công việc, vì sự giao tế… rồi nảy sinh ra tình cảm riêng tư.

Tư vấn thiết kế phòng ngủ

Phòng ngủ của vợ chồng gia chủ không nên có kính, nhất là kính đối diện ngay với giường ngủ. Khoa Phong Thủy cho rằng, có kính trong phòng ngủ như có mặt người thứ ba, khiến cho vợ chồng từ chỗ hay bất hòa đến chia tay là chuyện có thể xảy ra.

phong-thuy-mang-den-su-hai-hoa-cho-giaa-cho-gia-dinh-ban

Không nên đặt giường ngủ của hai vợ chồng ngay dưới một cây xà, mà cây xà này 'chia đôi' giường ngủ của hai vợ chồng ngay ở giữa theo chiều dọc. Đó là biểu hiệu một sự chia cắt có thể xảy đến trong tương lai nếu không biết những cách để hóa giải. Bố cục của căn nhà cần phải có sự cân đối giữa hai bên trái phải, bởi vì bên trái luôn tượng trưng cho người chồng, bên phải tượng trưng cho người vợ.

Thiết kế nội thất căn bếp

Có thể coi là vật tượng trưng cho nữ chủ nhân trong nhà. Tốt nhất phía sau bếp phải có tường bởi điều này ngụ ý rằng người vợ có thể có điểm tựa và chỉ huy, quán xuyến được mọi việc trong nhà. Không nên trồng hoa đào trước ngõ. Hoa đào trước nhà là hình ảnh của người thiếu phụ tựa cửa đợi người tình trong mộng.

phong-thuy-mang-den-su-hai-hoa-cho-giaa-cho-gia-dinh-ban

Nếu thích nhà có hồ nước, hồ cá hay hồ để thả hoa sen, hoa súng… thì người vợ nên lưu ý không nên thiết kế một cái hồ ngay trước nhà và ở về bên phải của cửa chính, nếu đứng từ trong nhà nhìn ra. Thiết kế kiểu như vậy sẽ dễ khiến người chồng ngoại tình và dễ gây đổ vỡ trong gia đình.

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Bí quyết trang trí nội thất cho nhà ống

Thông thường KTS bố trí toàn bộ khu vực tầng 1 làm phòng khách và bếp ăn, chừa ra một góc nhỏ làm sân trước, sân sau hoặc tiểu cảnh giữa nhà tùy theo yêu cầu của gia chủ nhằm điều hòa không khí trong nhà, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

bi-quyet-trang-tri-noi-that-cho-nha-ong

Nội thất trong nhà ống nên là những đồ dùng có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn.

Đặc trưng của nhà ống là hẹp về chiều ngang nhưng có độ dài lớn nên khâu quan trọng nhất là lựa chọn đồ nội thất bởi chỉ cần một chút lơ là, bạn và cả gia đình sẽ dễ bị lúng túng trong khi sắp xếp.


Chú ý những vật dụng có kích thước lớn trong phòng, tiêu biểu là bộ bàn ghế tiếp khách. Gia đình nên lựa những bộ bàn ghế có thiết kế đơn giản và nhỏ gọn tạo bầu không khí thân thiện, vui vẻ cho căn phòng. Màu sắc của chúng cũng không được quá nổi bật trong một không gian bé nhỏ, dễ gây cảm giác choáng ngợp cho người sử dụng. Nhờ cách bố trí khéo léo, có thể bạn sẽ khiến căn phòng trông như rộng lớn hơn so với diện tích thật của nó.

bi-quyet-trang-tri-noi-that-cho-nha-ong

Phối màu phòng khách hợp lý sẽ khiến không gian hài hòa và rộng rãi hơn.

Tông màu ưu tiên của những căn phòng hẹp là những màu sắc mang sắc thái nhẹ nhàng, trang nhã hoặc tươi mắt. Việc sơn tường màu xanh cốm kết hợp với màu trắng sẽ giúp tâm trạng của các thành viên trong gia đình trở nên dễ chịu hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi bên ngoài.

Bếp và phòng khách được thiết kế liên thông với nhau, kết nối không gian qua màu sắc.

>> Tư vấn cách chọn nhà thầu trang trí nội thất

Cầu thang trong nhà cũng theo tiêu chí đơn giản, hiện đại và hài hòa với không gian kiến trúc của tổng thể ngôi nhà.

bi-quyet-trang-tri-noi-that-cho-nha-ong

bi-quyet-trang-tri-noi-that-cho-nha-ong

Phòng sinh hoạt chung ấm sinh động với màu sắc tươi tắn, hiện đại tạo cảm giác thư thái, dễ chịu.

Mặt bằng tầng hai chủ yếu dành cho không gian nghỉ ngơi, thư giãn như phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ của gia đình. Tùy theo sở thích của từng gia chủ mà designer có cách thiết kế phù hợp. Nội thất phòng sinh hoạt chung không cầu kỳ, quan trọng là tạo sự thoải mái khi sử dụng, vì là không gian xum họp của gia đình nên đồng thời bố trí không gian càng tạo được sự cởi mở, ấm cúng thì càng tốt.

bi-quyet-trang-tri-noi-that-cho-nha-ong

Phòng ngủ nhỏ và góc học tập của trẻ

Góc nhà thường là nơi khó bố trí nội thất hay trang trí theo ý muốn của chủ nhân mà bất kỳ gia đình nào cũng vướng phải, đó là điều tất yếu trong thiết kế. Tuy nhiên, với những ngôi nhà chỉ chú trọng đến những phần diện tích lớn thì các góc thừa sẽ là nơi tù hãm, tồn đọng bụi bẩn, đặc biệt là trong nhà ống hẹp, xu hướng chung là kê nội thất sát tường để tiết kiệm không gian.

bi-quyet-trang-tri-noi-that-cho-nha-ong

Có nhiều biện pháp trang trí nhằm lấp đầy các khoảng trống đó và tăng thêm phần nổi bật cho ngôi nhà. Ví dụ, đặt một đèn đứng sát tường tại khoảng trống giữa hai ghế sofa, thiết kế một tủ trưng bày nhỏ hoặc bể cá cảnh dưới gầm cầu thang, bài trí tiểu cảnh xanh, treo gương phản quang, tạo kệ bài trí vật dụng nhỏ….sẽ khiến không gian sinh hoạt sinh động, sáng tạo hơn.

Theo Baomoi

Bài đăng phổ biến