Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Các công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới (phần 2)

Nhà thời Hồi giáo Imam, Iran

Không chỉ được xem như một trong những quảng trường lớn nhất thế giới, nhà thờ Hồi giáo Imam ở Iran còn là một kì quan lát đá. Tòa bộ công trình này được bao bọc bởi đá xanh nhạt và vàng. Trong điều kiện ánh sáng khác nhau, màu sắc của nhà thờ cũng sẽ thay đổi.

cac-cong-trinh-kien-truc-dep-nhat-gioi-phan-2

Công ty xây dựng thi công khu nhà nguyện chính có mái vòm cao 54m và được trang trí bằng các họa tiết cầu kì. Ngoài ra, phần cổng chính cao 30m là một ví dụ điển hình cho phong cách kiến trúc của thời Safavid (1502 – 1772).

Cung điện mùa đông, Nga

Sừng sững bên bờ sông Neva của St Petersburg, Cung điện mùa đông là một công trình vĩ đại được thiết kế bởi Francesco Bartolomeo Rastrelli. Nơi đây từng được sử dụng như địa điểm nghỉ ngơi vào mùa đông của các Nga hoàng. Với vẻ đẹp tráng lệ, Cung điện mùa đông là niềm tự hào của nước Nga nói riêng và của cả châu Âu nói chung.

Crac des Chevaliers, Syria

Được TE Lawrence miêu tả như là tòa lâu đài hoàn hảo nhất thế giới, Cras des Chevaliers nằm trên đỉnh đồi Crusader đã có khoảng 800 năm tuổi. Công trình này được xây dựng theo phong cách cổ điển của những lâu đài Trung Cổ với bức tường thành kiên cố bao quanh. Bên trong là một ngôi làng nhỏ với đầy đủ nhà nguyện, nhà tắm, đại sảnh, hành lang kiểu Gothic và cả vườn rau.

Bảo tàng Oscar Niemeyer, Brazil

Thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Oscar Niemeyer, bảo tàng Oscar Niemeyer ở Curitiba là một công trình hoàn mỹ.

cac-cong-trinh-kien-truc-dep-nhat-gioi-phan-2

Tương tự những tòa nhà vĩ đại khác, bảo tàng nghệ thuật này cũng sở hữu hình đáng khá độc đáo. Nhìn từ xa, nó trông giống như một con mắt bằng kính khổng lồ. Chính vì điều này mà đa số người dân thường gọi đây là “bảo tàng mắt”.

Aya Sofya, Thổ Nhĩ Kỳ

Tọa lạc ngay trung tâm của thủ đô Istanbul, Aya Sofya là một công trình kiến trúc được thi công xây dựng độc đáo với 4 ngọn tháp bao quanh trông như những tên lửa khổng lồ. Được xây dựng vào thế kỉ thứ 6 sau Công Nguyên như một nhà thờ Orthodox, sau đó, Aya Sofya trở thành nhà thờ Hồi giáo và kể từ năm 1935, nơi đây được biết đến như một viện bảo tàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến