Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Một số thiếu sót khi bốc khối lượng dự toán

Thời gian qua anh em lập dự toán cũng như khách hàng thắc mắc trong công việc kiểm toáncác công trình, dự án hoàn thành. Qua đây mình trao đổi thêm trong việc bóc tách dự toán nhà cao tầng chia sẻ kinh nghiệm của minh sao cho nhanh và chính xác nhất để các nhà thầu thi công, anh em làm hồ sơ hoàn công, quyết toán A-B hiểu rõ.

Cụ thể như sau:

Phần móng đào, đắp đất, bê tông, ván khuôn,... sao cho chính xác. Phần khối lượng BT, cốt thép, ván khuôn cột, dầm sàn, vách, thang bộ và các cấu kiện khác bóc thế nào để nhanh nhất mà lại chính xác. Phần hoàn thiện: xây, trát, láng... bóc thế nào nhanh và chính xác.

Phần móng:

Khối lượng phần móng bao gồm các công tác sau:

- Đào đất móng : Cái này tính toán bình thường, chý ý phần ta luy và phần đào thêm ra mỗi bên 0,5m sao với bề rộng thiết kế để thi công.
- Phần bê tông móng : Phần này tính toán đơn giản, nếu gặp vài móng có cấu hình khó, bạn cứ chia nhỏ ra để tính khối lượng cho chính xác.
- Phần VK : Căn cứ vào bê tông mà bạn tính được, mình nghĩ cái này cũng đơn giản.
- Phần cốt thép : Phần này bạn phải bốc đầy đủ và chi tiết
- Phần lấp cát nền móng và vận chuyển đất đổ đi : KL cát lấp = V đào - V Bê tông chiếm chỗ ( BT móng + BT giằng móng ) ; KL vận chuyển đất đổ đi = V bê tông chiếm chỗ.


Trong Vận chuyển đất đỗ đi bạn để ý đến cự ly vận chuyển để có các công tác phù hợp. Khối lượng phần lợp mái : Bạn phải căn cứ vào bãn vẽ chi tiết, có rất nhiều loại mái khác nhau, mình ví dụ mái lợp bằng tole sáng, xà gồ thép hộp 50x100, hồ sơ hoàn công phần xà gồ bạn cứ tính quy đổi ra thép hình ( tính chiều dài rùi quy khối lượng ra tấn ), phần mái tôn bạn cứ tính diện tích 100m2 ( Chú ý đơn vị để sau này lập dự toán cho dễ và không bị sai )....

Nguyên tắc tính mà mình vẫn hay dùng như sau:

- Cột chiều cao đến mép dầm
- Dầm sẽ tính trừ chiều cao sàn
- Sàn tính phủ bì

Cách tính ván khuôn thì bạn căn cứ vào bê tông, ví dụ VK cột bạn có bê tông cột rùi tính VK như sau:


DT VK cột = n x ( a x c + b x c ) x 2
( n : số lần , a, b : kích thước chu vi cột, c : chiều cao cột )

Muốn tính phần hoàn thiện thì theo mình ban đầu bạn nên bốc hết diện tích cửa, có 2 cái lợi, thứ nhất sau này bạn có số liệu để tính phần lanh tô, thứ hai bạn tính diện tích xây gạch phải trừ cửa.

Công tác ốp, lát tường thì bạn căn cứ vào bản vẽ chi tiết mà tính, cái này tính cũng nhanh.

Công tác sơn, bả matit tường thì bạn căn cứ vào số liệu thi công xây dựng tường mà tính tiếp, ví dụ : trát tường ngoài có thể tính gần đúng bằng DT tường 200 bao ngoài và 1 số tường 100 bên ngoài, trát tường trong bằng diện tích tường 100 bên trong nhà nhân 2 lần cộng thêm 1 số DT tường 200 trong nhà + DT trát má cửa - DT ốp, có DT trát bạn tính được diện tích bả matit = DT trát - DT ốp, từ diện tích bả matit bạn tính được DT sơn , DT sơn = DT bả matit - trừ đi DT ốp lát tường ( ốp lát tường Vệ sinh, tường ngoài nhà ).


Tương tự bạn có cách tính cho phần trát, bả matit và sơn cho dầm, trần , và cột.
Theo mình thì phần hoàn thiện nếu bốc xong tường coi như đã gần tính được cả mục hoàn thiện.
Còn phần cốt thép thì bạn nên bốc chi tiết, chú ý mấy chỗ nối thép, nếu chỗ có thép đai đặc biệt....
Phần M&E (điện, nước) mọi người nên tham khảo KS điện, KS cấp thoát nước Biểu tượng cảm xúc colonthree.

Một số kinh nghiệm mà kiểm toán thường phát hiện ra sai sót, chưa chính xác so với thực tế thi công của kiểm tra như sau:

Mục xây tường gạch chưa trừ phần lanh tô và lam gió chiếm chỗ, chiều dày thực tế là 80 mm;
Phần trát chưa trừ phần lanh tô, lam gió chiếm chỗ, phần tường giữa khe lún, ốp gạch;
Phần trát trần: khảo sát địa chất phía trên không thực hiện mà vẫn quyết toán; tương tự cho phần bả, sơn nước vào tường, trần;
Phần gia công, sản xuất xà gồ, cầu phông, lito thép không giảm theo chiều dày thực tế thi công;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến