Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Đề cương thi môn An toàn lao động

Đề cương ôn tập môn học

Câu 1
Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ? Trách nhiệm của các tổ chức trong quá trình thực hiện công tác Bảo hộ lao động?


Câu 2
Thế nào là tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp? Các phương pháp phân tích nguyên nhân gây tai nạn lao động? Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp?

Câu 3
Phân tích các nguyên nhân gây tai nạn lao động (kỹ thuật, quy trình, thao tác, công tác tổ chức, môi trường, bản thân...)?

Câu 4
Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu tới sức khoẻ người lao động? Biện pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu trong sản xuất?

Câu 5
Nêu tác hại của bụi? Nguyên nhân gây bụi? Phòng chống bụi?

Câu 6
Nguyên nhân và tác hại của nhiễm độc? Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc?

Câu 7
Tác hại của tiếng ồn và rung động đối với người lao động? Nguyên nhân gây tiếng ồn và rung động? Biện pháp phòng chống ồn và rung động?

Câu 8
Ảnh hưởng của chiếu sáng tới vệ sinh và ATLĐ như thế nào? Các giải pháp chiếu sáng trong sản xuất?

Câu 9
Phân tích nội dung của thiết kế kỹ thuật thi công, tiến độ thi công và tổng mặt bằng thi công ảnh hưởng đến ATLĐ trong SXXD như thế nào?

Câu 10
Phân tích tác động của dòng điện lên cơ thể con người khi bị điện giật?Nguyên nhân gây ra tai nạn điện? Biện pháp phòng ngừa điện giật?

Câu 11
Khái niệm, tác dụng, hậu quả và cách bảo vệ chống sét?Bản chất của hiện tượng sét?

Câu 12
Các biện pháp phòng ngừa ngã cao trong thi công XD công trình nói chung? Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong công tác xếp dỡ, vận chuyển? Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong thi công xây và hoàn thiện công trình? Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong thi công lắp ghép KC công trình? Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong thi công bê tông cốt thép toàn khối?

Câu 13
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng dàn giáo? (nằm trong câu 12)


Câu 14
Nguyên nhân gây tai nạn khi thi công hố đào sâu? Biện pháp phòng ngừa tai nạn khi thi công hố đào sâu?


Câu 15
Nguyên nhân các đám cháy và biện pháp phòng ngừa?


Một số câu hỏi có gợi ý 
 Câu 16: Biện pháp phòng ngừa ngã cao trong  thi công bê tông cốt thép toàn khối?
a. Công tác ván khuôn:
- Ván khuôn, cột chống, dàn giáo phải theo đúng yêu cầu thiết kế thi công.
- Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng, phải cố định chắc chắn tầng d­ưới mới lắp tiếp tầng trên.
- Cần trục vận chuyển lên cao tránh không được va chạm vào các kết cấu ván khuôn đã lắp dựng.
- Lắp dựng ván khuôn treo, ván khuôn tự mang công nhân phải đeo dây an toàn.
- Lắp dựng hệ thống ván khuôn cho kết cấu vòm vỏ phải có sàn công tác và lan can bảo vệ.
- Hệ thống ván khuôn treo phải đư­ợc liên kết vào các kết cấu đã ổn định chắc chắn và bền vững, ván khuôn không chuyển vị đu đư­a .
- Trư­ớc khi đổ bê tông phải kiềm tra tình trạng của ván khuôn, nếu hỏng phải sửa chữa ngay.
- Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc, thiết bị nâng .v.v .
b. Công tác cốt thép:
- Lắp dựng cốt thép trên cao, cốt thép dầm, t­ường, vách ngăn độc lập phải có sàn công tác rộng ³ 0,8m bố trí ở một bên của ván khuôn.
- Khi cắt bỏ các phần sắt thừa ở trên cao phải đeo dây an toàn, bên d­ưới phải có rào ngăn, biển cấm.
- Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván rộng ³ 40 cm, cấm qua lại trực tiếp trên khung cốt thép.
- Không chất cốt thép trên sàn công tác hay trên ván khuôn v­ượt quá tải trọng cho phép.
- Khi cẩu chuyển các khung cốt thép, lưới cốt thép đến nơi lắp đặt phải kiểm tra mối hàn, mối buộc.
 c. Công tác bê tông:
- Tr­ước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật cần kiểm tra ván khuôn, cốt thép đã lắp đặt, kiểm tra ván khuôn dàn giáo – kiểm tra xong phải có văn bản xác nhận.
- Khi dùng cần trục chuyển vữa bê tông đến nơi đổ lúc tháo bê tông ra khoảng cách đáy thùng đựng đến nơi đổ  £ 1m.
- Thi công bê tông kết cấu nghiêng ³ 30ocông nhân phải có dây an toàn.
- Khi đổ bê tông ở bộ phận kết cấu cao ³ 1,5 m, ở trên sàn công tác phải có lan can, thành chắn bảo vệ.
- Chỉ tháo dỡ ván khuôn khi đ­ược cán bộ kỹ thuật cho phép (BT đủ cường độ ổn định). Tháo dỡ ván khuôn phải theo đúng chỉ dẫn trong thiết kế, luôn luôn đề phòng ván khuôn rơi hoặc dàn giáo, kết cấu chống đỡ bị sụp đổ.
- Cấm chất ván khuôn đã tháo dỡ lên sàn công tác, hay ném xuống từ trên cao, cần chuyển ngay xuống đất hay mặt sàn, nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi quy định.
Câu 17: Phân tích các nguyên nhân gây tai nạn lao động (Kỹ thuật, qui trình, thao tác, công tác tổ chức…)
1. Nguyên nhân kỹ thuật: Là nguyên nhân liên quan đến thiếu sót về mặt kỹ thuật. Có thể chia ra các nguyên nhân sau :
a. Dụng cụ, phương tiện máy móc sử dụng không hoàn chỉnh.
- H­ư hỏng gây ra sự cố: đứt cáp, đứt cu roa, tuột phanh, gãy thang, cột chống, lan can.
- Thiếu các thiết bị an toàn: thiết bị khống chế quá tải, khống chế chiều cao nâng tải, khống chế góc nâng cần trục, cầu chì rơ le bị ngắt trong thiết bị điện .v.v.
- Thiếu các thiết bị phòng ngừa: áp kế, hệ thống thông tin tín hiệu, báo hiệu .v.v.
 b. Vi phạm quy trình , quy phạm an toàn.
- Vi phạm trình tự tháo cột chống, ván khuôn các kết cấu BTCT.
- Đào móng sâu, khai thác vỉa mỏ than hàm ếch.
- Làm việc trên cao nơi chênh vênh nguy hiểm không đeo dây an toàn.
- Sử dụng ph­ương tiện chở vật liệu chở ng­ười .
- Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp, làm việc ở môi tr­ường nguy hiểm về điện.
c. Thao tác làm việc không đúng (vi phạm quy tắc an toàn).
- Hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu, vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi vận hành .
- Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đã tháo móc cẩu.
- Lấy tay làm cữ khi cư­a sắt.
- Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng .v.v.
2. Nguyên nhân tổ chức: Là nguyên nhân liên quan đến sai sót về mặt tổ chức thực hiện.
a. Bố trí mặt bằng, không gian sản xuất  không hợp lý:
- Diện tích làm việc chật hẹp, cản trở cho thao tác, hoạt động đi lại.
- Bố trí máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu sai nguyên tắc.
- Bố trí đư­ờng đi lại, giao thông, vận chuyển không hợp lý, nhiều chỗ giao cắt nhau.
b. Tuyển dụng , sử dụng nhân công không đúng với yêu cầu :
- Về tuổi tác, sức khoẻ, nghành nghề và trình độ chuyên môn.
- Ch­ưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động.
c. Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn lao động.
d. Thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ  về bảo hộ lao động :
- Chế độ về giờ làm việc và nghỉ ngơi.
- Chế độ trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Chế độ bồi dưỡng độc hại .
- Chế độ lao động nữ .
3. Nguyên nhân vệ sinh môi tr­ường :
a. Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt: nắng, nóng, sương mù, m­ưa, rét .v.v.
b. Làm việc trong môi tr­ường vi khí hậu không tiện nghi: quá nóng, quá lạnh, không khí trong nhà x­ưởng kém thông thoáng, ngột ngạt, độ ẩm cao.
c. Môi tr­ường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại v­ượt quá tiêu chuẩn cho phép:
bụi, khí độc, tiếng ồn, rung động, c­ường độ bức xạ cao.
d. Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn không khí.
e. Không phù hợp với các tiêu chuẩn ecgônomi:
- Tư­ thế làm gò bó.
- Công việc đơn điệu buồn tẻ.
- Nhịp điệu lao động quá khẩn tr­ương.
- Máy móc dụng cụ lao động, vị trí làm việc không phù hợp với chỉ tiêu nhân trắc.
f. Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh cá nhân trong sản xuất.
- N­ước uống không đủ và kém chất lượng.
- Không có nơi tắm rửa hợp vệ sinh.
4. Nguyên nhân bản thân:  
- Tuổi tác, sức khoẻ, giới tính, tâm lý không phù hợp công việc.
- Trạng thái thần kinh tâm lý không bình thường, có biến đổi về cảm xúc: vui, buồn, lo sợ, hoảng hốt .v.v.
- Vi phạm kỷ luật lao động :
+ Đùa nghịch trong khi làm việc.
+ Xâm phạm các vùng nguy hiểm.
+ Vi phạm công việc, máy móc thiết bị ngoài nhiệm vụ của mình.
+ Không sử dụng, hoặc sử dụng không đúng các ph­ương tiện bảo vệ cá nhân. 
Câu 15: Ảnh hưởng của chiếu sáng tới vệ sinh và an toàn lao động như thế nào? Các giải pháp chiếu sáng trong sản xuất?
1. Ảnh hưởng của chiếu sáng tới vệ sinh và an toàn lao động:
  - Chiếu sáng không đầy đủ làm cho ng­ười lao động phải nhìn căng thẳng th­ường xuyên làm tăng mệt mỏi, chậm phản xạ thần kinh, giảm thị lực, có thể gây mất an toàn trong sản xuất.
- Chọn không đúng đèn chiếu sáng trong các môi trường sản xuất có thể gây cháy, nổ.
2. Các giải pháp chiếu sáng trong sản xuất:
- Có 3 hình thức chiếu sáng: tự nhiên, nhân tạo và hỗn hợp 
- Ánh sáng mặt trời có ảnh h­ưởng tác dụng sinh học tốt với cơ thể, vì vậy chiếu sáng tự nhiên là hình thức hợp vệ sinh nhất .
- Để tổ chức chiếu sáng hợp lý không chỉ đảm bảo đủ độ rọi bề mặt mà còn phải đáp ứng đư­ợc yêu cầu: ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc cũng như­ trong toàn bộ tr­ường nhìn, không có hiện t­ượng chói, lóa, không có bóng đen và sự t­ương phản lớn và cuối cùng hệ thống chiếu sáng phải tối ư­u về mặt kinh tế . 
 a. Các hình thức chiếu sáng tự nhiên
- Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh sáng trên cao.
- Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở t­ường ngoài.
- Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên.
Đặc điểm của ánh sáng tự nhiên là nó thay đổi trong phạm vi rất lớn phụ thuộc vào thời gian trong ngày, theo mùa trong năm, theo thời tiết. Trong một thời gian ngắn độ chiếu sáng tự nhiên có thể thay đổi vài lần.
b. Các hình thức chiếu sáng nhân tạo
- Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung, cục bộ và kết hợp.
- Trong điều kiện sản xuất để ánh sáng phân bố đều nên tổ chức chiếu sáng chung hoặc kết hợp, không nên tổ chức chiếu sáng cục bộ, vì sự t­ương phản giữa chỗ chiếu sáng quá và tối làm cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất lao động, hoặc có thể gây chấn thư­ơng.
- Nguồn chiếu sáng có thể là đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, đèn đặc biệt và đèn hồ quang điện .
    - Ở  trên công trư­ờng khi thi công vào ban đêm để chiếu sáng các khu vực xây dựng, diện tích kho bãi lớn, không thể bố trí các đèn chiếu thư­ờng trên bề mặt chiếu rộng đư­ợc , lúc này ta nên dùng đèn pha chiếu sáng . Khi cần tạo độ rọi có quang thông phân bố đều trên diện tích lớn đèn pha phải đặt trên các trụ cao. Có thể lợi dụng các công trình cao sẵn có nh­ư dàn giáo,trụ tháp cần trục .v.v. 
Câu 18: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp? Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp?
1. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
a. Giống nhau: Đều tác động xấu đến sức khỏe của người lao động.
b. Khác nhau:
- Tai nạn lao động: làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ một bộ phận, chức năng nào đó của cơ thể, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hoá và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ bởi các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình sản xuất.
2. Biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp:
- Loại trừ các tác dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao: thông gió, hút thải khí độc.
- Làm giảm, triệt tiêu tiếng ồn, rung động: Tiêu âm, cách âm, giảm cường độ rung động.
- Cần có chế độ riêng với các công việc nặng nhọc: Rút ngắn thời gian làm việc, nghỉ phép, điều dưỡng .v.v.
- Tổ chức chiếu sáng tự nhiên, nhân tạo, đủ ánh sáng cho làm việc.
- Đề phòng bệnh phóng xạ: liên quan đến các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ.
- Sử dụng các phương tiện BHLĐ bảo vệ các bộ phận của cơ thể: tay chân, da .v.v.
Câu 17: Tác hại của tiếng ồn và rung động đối với người lao động? Nguyên nhân gây tiếng ồn và rung động? Biện pháp phòng chống ồn và rung động?
1. Tác hại của tiếng ồn và rung động đối với người lao động:
a. Tác hại của tiếng ồn:
- Ảnh hưởng đến cơ quan thính giác, gây ra tình trạng nặng tai và điếc.
- Tác động đến hệ thần kinh, sau một thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của não: gây đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, giảm trí nhớ .v.v.
- Tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch: gây loạn nhịp tim, làm giảm sự tiết dịch vị, độ toan, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày, có thể gây rối loạn dinh dưỡng, thay đổi chức năng tuyến giáp trạng, rối loạn tuyến sinh dục nam nữ.
b. Tác hại của rung động:
- Gây ra các bệnh nghề nghiệp: đau xương, thấp khớp, các biến đổi bệnh lý không hồi phục.
2. Nguyên nhân gây tiếng ồn và rung động:
- Các nguồn phát sinh rung động: đầm bê tông, máy nén khí, rung động điện ..v.v.
3. Biện pháp phòng chống ồn và rung động:
a. Phòng chống tiếng ồn:
- Thay chuyển động tiến lùi của các chi tiết máy bằng chuyển động xoay.
- Giảm dung sai khi chế tạo đến mức tối thiểu.
- Thay ổ bi lác bằng ổ bi trượt.
-Thay chuyển động của các bánh xe răng kim loại bằng chuyển động của bánh xe răng chất dẻo.
- Phủ chất hấp phụ tiếng ồn lên bệ máy.
- Nơi phát ra tiếng ồn nhiều bố trí cuối gió, với khoảng cách nhất định tới các khu làm việc khác.
- Trồng cây xanh quanh khu phát ra tiếng ồn để giảm tiếng ồn.
- Dùng các dụng cụ phòng hộ giảm tiếng ồn: dùng bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai giảm ồn 3 – 14dB (tần số 10 – 100Hz), dùng băng tẩm mỡ giảm ồn 18dB, bông len tẩm sáp giảm ồn 30 dB, hoặc có thể dùng các bao ốp tai .v.v.
b. Phòng chống rung động:
- Thiết kế các thiết bị rung động mới, hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động, từ xa .v.v.
- Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác dụng có hại của rung động ở chỗ làm việc.
- Nghiên cứu phương pháp mới đúc bê tông.
- Sử dụng các dụng cụ chống rung động cá nhân.
Câu 18: Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong thi công xây và hoàn thiện?
- Tr­ước khi xây t­ường phải xem xét lại tình trạng móng, phần t­ường đã xây tr­ước, kiểm tra việc xắp xếp vật liệu trên sàn công tác.
-  Khi xây chiều cao  1,5m phải bắc giáo xây. Yêu cầu đối với giáo xây:
+ Vững chắc, không trơn trượt, khe hở < 10mm.
+ Sàn công tác ở độ cao  1,5m so với mặt nền, mặt sàn phải có lan can an toàn, lan can cao  1m , phải có 2 thanh ngang.
+ Với các giáo cao phải có hệ thống chống sét.
+ Chân giáo phải kê ván lót chống lún, trượt, không kê bằng gạch đá vụn.
+ Giáo cao phải được neo chắc chắn vào công trình, không neo dàn giáo vào bộ phận công trình kém ổn định.
- Khi dàn giáo cao 2m phải chuyển vật liệu bằng cẩu chuyển. Cấm vận chuyển gạch bằng tung, ném lên cao 2m.
- Cấm không đứng trên t­ường xây để xây, đi lại trên mặt tư­ờng, đứng trên mái để xây. Cấm tựa thang vào t­ường gạch mới xây để lên xuống.
- Cấm xây t­ường cao quá hai tầng nhà khi chư­a có sàn bên d­ưới hoặc sàn tạm.
- Lanh tô, ô văng và các cấu kiện đúc sẵn phải đặt và cố định theo đúng thiết kế thi công.
- Khi xây ống khói cao  3m phải có sàn hoặc lư­ới che chắn bảo vệ rộng từ  (2 – 3)m.
- Khi trát ở trên cao đồng thời ở hai hay nhiều tầng phải có sàn bảo vệ trung gian.

chúc các bạn thi tốt !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến