Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Xu hướng đặc trưng của kiến trúc Hậu hiện đại

Xu hướng "Lịch sử"

Xu hướng quay về với cổ điển được các công ty thiết kế kiến trúc ưa chuộng ở kiến trúc Hậu hiện đại. Thiết kế công trình loại này sao cho tạo được cảm tưởng đây là một công trình cổ điển được thiết kế theo quan điểm thẩm mỹ của phong cách quốc tế. Hai khái niệm chủ đạo của kiến trúc Hậu hiện đại nhằm chế ngự được công chúng là xác định được tinh thần tưởng nhớ đến lịch sử (quá khứ) và xác định hình ảnh hiện tại của thành phố.

Xu hướng "Hồi sinh nghiêm ngặt"

Ở xu hướng này có hai cách sau: Sao chép nguyên xi các chi tiết kiến trúc cổ. Kết hợp lại các chi tiết kiến trúc của một số công trình cổ. Ví dụ cho xu hướng này là đền thờ ở Trung Đông do Quynlan Terry thiết kế vào năm 1975 với ngữ pháp cổ La Mã nhưng lại có các chòi tháp kiểu thực dân Anh ở Ấn Độ.

xu-huong-dac-trung-cua-kien-truc-hau-hien-dai

Năm 1974, kiến trúc sư người Nhật Bản Mozuna Monta thiết kế ngôi nhà Okawa House với mặt ngoài là phong cách lâu đài Farnèse, ở bên trong thì phong cách nhà thờ Pazzi. Monta đã dùng phong cách nhại lại cổ điển để sáng tạo những tác phẩm nghiêm túc.

Xu hướng "Tân bản xứ"

Xu hướng này phát triển trong thập niên 1970, nó là một sự lai tạo của kiến trúc Hiện đại và công trình bằng gạch ở thế kỷ 19. Nó bao gồm các yếu tố: Mái dốc, Có chi tiết nào đó dạng vuông vức, Các khối phân chia rất ngoạn mục và bằng gạch. Công trình tiêu biểu cho xu hướng này là Trung tâm Hillingdon Civic, xây trong khoảng 1974-1977.

Xu hướng "thích hợp"

Xu hướng thích hợp dựa trên sơ đồ nhị nguyên về tính dễ hiểu và dễ đọc của đô thị. Một công trình điển hình cho xu hướng này là quần thể công trình nhà ở Byker Wall do kiến trúc sư Pháp Ralf Erskine làm năm 1974.
Xu hướng "ẩn dụ và trừu tượng" Kiến trúc La Mã có xu hướng thể hiện lòng tin vào bộ máy của Hoàng đế, kiến trúc Phục Hưng thì biểu thị tính siêu hình nghiêm ngặt. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, tính ẩn dụ xuất phát từ truyền thống hữu cơ có liên quan đến hình ảnh con người, động vật và thực vật được các công ty tư vấn xây dựng phát triển.

xu-huong-dac-trung-cua-kien-truc-hau-hien-dai

Sự đối xứng hình mặt người, cảm giác vận động từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới v.v... Ngôi nhà Daisy House xây dựng trong thời gian 1976-1977 ở bang Indiana, do kiến trúc sư người Mỹ Stanley Tigerman thiết kế, có mặt bằng và mặt đứng tương tự như hình ảnh một số bộ phận thân thể phụ nữ và nam giới. Kiến trúc sư người Nhật Bản Yamashita Kazumasa cũng đã thiết kế một ngôi nhà kiểu mặt người, công trình được làm năm 1974 ở Kyoto.

Xu hướng "Không gian Hậu hiện đại"

Xu hướng thiết kế này tạo ra một không gian vô hạn, không rõ ràng, nhập nhằng với nhau...Cửa hiệu đồ trang sức Schullin ở thủ đô Viên của Áo thuộc xu hướng này. Công trình này do kiến trúc sư Hans Hollein làm năm 1975.

Xu hướng "chiết trung triệt để"

Chủ nghĩa chiết trung ở thế kỷ 19 là sự trốn tránh cái khó khi phải lựa chọn, đó là tính cơ hội và vị kỷ, đi tìm những thứ dễ dàng. Còn ở kiến trúc Hậu hiện đại, chủ nghĩa chiết trung mạnh mẽ và đa dạng một cách triệt để hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến