Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Nhận thức lại các khái niệm trong Quy hoạch xây dựng

Thường thì người ta hay làm mọi việc theo thói quen, với các chuyên gia trong từng lĩnh vực, thói quen tư duy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vậy thì thói quen, đôi khi phải được thử thách bằng cách câu hỏi về lý do tồn tại của nó. Bài viết này, cũng là một dạng như vậy, tự nhận thức lại.

Quy hoạch là gì?


Quy hoạch là một phạm vi rộng của sự hoạch định, quy hoạch xây dựng chú trọng vào việc hoạch định để xây dựng, vậy nên thay vì chúng ta cứ hỏi về các khái niệm quy hoạch xây dựng là gì, và cố gắng tìm cách định nghĩa chúng, thì hãy đặt câu hỏi về việc quy hoạch / hoạch định để làm gì. Quy hoạch là một công cụ để làm một việc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích thích đầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một công cụ giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công cụ để phá hủy, đàn áp và hủy hoại môi trường. Hãy chú trọng vào mục đích, chứ không phải hình thức ngữ nghĩa.

nhan-thuc-lai-cac-khai-niem-trong-quy-hoach-xay-dung

Sơ đồ thể hiện sự định hướng nhận thức, mã hóa và luật hóa các thành phần quy hoạch theo thị giác chỉ để truyền tải thông điệp.

Bản chất của công việc quy hoạch là dự đoán, mà đã là dự đoán thì không thể lúc nào cũng đúng và cũng rất khó phát hiện sai, vì toàn bộ lập luận đều dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, và những mong muốn khắc phục nó để không lặp lại sai lầm nữa. Điều này đòi hỏi phải sử dụng một loại tư duy khoa học về sự bất định và kiểm soát rủi ro, hơn và việc hoạch định các điều tốt và theo đuổi chúng, vì chúng có thể không thành hoặc chuyển biến thành các điều xấu, tùy theo cách định nghĩa của chúng ta.

Quy hoạch là để thực hiện và cho phép sửa sai


Sự tiếp tục thực hiện hoạch định kế hoạch dựa trên thống kê, chỉ tiêu và các đánh giá số liệu theo tư duy của phương Tây đã thống trị cái cách mà chúng ta thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng , thực tế, chúng ta đã thấy rằng, chưa bao giờ nó đúng đắn cả. Trong khi cơ chế của chúng ta lại không cho phép chúng ta sửa sai, mà thật ra, sửa sai phải nhanh hơn việc phạm sai lầm thì mới tiến bộ được.

Ở bất kỳ quy mô, phạm vi nào, công tác quy hoạch xây dựng là những thí điểm về ý tưởng phát triển, tập trung, phân tán và sử dụng các nguồn lực, trong bối cảnh cạnh tranh của các bên liên quan. Quy hoạch cho phép chúng ta thử nghiệm trên tất cả mọi vấn đề hiện hữu của đô thị, kể cả những khu vực đã ổn định và nhạy cảm, như các khu trung tâm tài chính, khu công viên, khu bảo tồn hay vùng sinh thái ẩm ướt.

nhan-thuc-lai-cac-khai-niem-trong-quy-hoach-xay-dung

Các kế hoạch tăng cường chất lượng cuộc sống và hạnh phúc con người luôn là kim chỉ Nam cho việc thực thi và sửa sai trong quy hoạch. Trong ảnh: Sự phát triển mạng lưới giao thông thân thiện cho Thủ đô Luân Đôn để xuất bởi Tập đoàn Foster and Partners

Việc phạm sai lầm và tạo điều kiện cho việc sửa sai và thích ứng với sự cạnh tranh, thay đổi và hòa nhập và điều kiện tiên quyết trong cách thực hiện các dự án quy hoạch, chúng ta hiểu ra ở phạm vi tác động lớn, sự tham gia của quá nhiều các bên liên quan, một mặt, cho phép chúng ta thu nhận nhiều ý kiến, nhưng đồng thời cũng hạn chế việc tiếp cận và ra các quyết định nhanh chóng để thực thi và tiếp tục giám sát sửa sai việc thực thi. Hãy chú trọng vào quá trình cho phép sự sửa đổi diễn ra, chứ không phải sự thực thi thiếu thực tế.

Hệ thống giao thông hủy hoại môi trường


Quy hoạch xây dựng vạch ra một lộ trình để lưu thông và giúp định hình các mô hình phát triển đã phổ biến, đã được chấp thuận hay quen thuộc với nhận thức của chúng ta ở thời điểm hiện tại. Hệ thống giao thông được hiểu là nhu cầu của sự tiếp nối, sử dụng các nguồn lực khác nhau ở từng vị trí, quy mô và tính chất. Tổng quát hơn, nó là hệ thống giúp tiêu thụ các nguồn tài nguyên không theo quy luật của tự nhiên, mà theo quy luật tổ chức của con người.

Cách thức tiếp cận mới, xem hệ thống giao thông là một lộ trình để bảo vệ môi trường, phân bổ lại việc sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên theo đúng quy luật tự nhiên và vai trò của con người là một mắt xích cho sự di chuyển tích cực, đó là một hệ thống sản sinh nhiều hơn các giá trị lưu thông thuần túy, nhất là về khía cạnh đa dạng sinh học, môi trường, xã hội và kinh tế.

nhan-thuc-lai-cac-khai-niem-trong-quy-hoach-xay-dung

Chúng ta tạo ra đường xá để phục vụ chúng ta, và cũng phá hủy thiên nhiên đã, đang và sẽ phục vụ chúng ta. Đây không phải là cách thức phát triển bền vững.

Chúng ta hãy nhìn cách thức mà hệ thống giao thông phát triển trong sự hình thành các đô thị, để thấy rằng, sự lãng phí đầu tư rất lớn và việc phá hoại những đặc tính tự nhiên cơ bản của con người đang diễn ra trầm trọng, chúng ta không thích nghi với những gì có vận tốc di chuyển nhanh hơn chúng ta. Giao thông mà một lộ trình để làm việc và tiếp tục các sự việc trong thời gian sử dụng giao thông. Việc di chuyển và tính chất của hệ thống giao thông dần phải thay thế bằng việc không di chuyển quá vận tốc chuyển động tối đa của con người nhằm duy trì các sự cân bằng trong nhận thức và tâm sinh lý, trong khi việc sử dụng các nguồn tài nguyên được đảm bảo bằng.

Quy hoạch hệ thống giao thông, một mặt để giảm nhu cầu giao thông và đồng thời, sử dụng thời gian giao thông cho chính các hoạt động tích cực là một xu hướng, và đồng thới, làm rõ nhu cầu giao thông là một việc làm thiết yếu hàng ngày để bảo vệ môi trường. Trung bình, chúng ta dành 1/10 ngày cho việc di chuyển và tiêu tốn hơn 1/5 năng lượng cơ thể để thực hiện các hoạt động di chuyển này. Vì vậy, hãy nghĩ đến giá trị nó tạo ra nhiều hơn và việc thực thi nó một cách máy móc.

Hãy nghĩ đến đường xá là một loại không gian dùng để bảo vệ tự nhiên, giảm thiểu và hấp thụ ô nhiễm và trải nghiệm cuộc sống của con người, hơn là nơi chỉ để làm hao mòn lốp xe của bạn.

Sử dụng đất hay sử dụng công trình


Chúng ta đang hoạch định phát triển đô thị và các vùng tập trung dựa trên các cấu trúc phân khu và sử dụng đất vô cùng lạc hậu và cứng nhắc, mặc dù, có rất nhiều chuyên gia đang sử dụng nó.

Có nhiều cách tính toán và hoạch định các chức năng sử dụng đất, nhưng xét cho cùng, nó chịu sự chi phối và quyết định bởi công trình, tức là môi trường thực thể tồn tại trên nó, mà là công trình sản phẩm thì điều tiết thị trường.

nhan-thuc-lai-cac-khai-niem-trong-quy-hoach-xay-dung

Sử dụng đất, chính là việc hoạch định điều kiện tối thiểu sử dụng để bảo vệ môi trường một cách tốt nhất, chứ không phải là việc quy định cụ thể một hình thức nào. Sử dụng là một động từ hướng đến sự cụ thể, trong khi không sử dụng lại.

Đất đai là một công cụ, và công trình là mục đích, đừng lầm lẫn giữa công cụ và mục đích trong vấn đề đáp ứng nhu cầu theo thị trường. Một ví dụ rất dễ thấy, đó là các quy hoạch phân khu, thường hạn chế các nội dung liên quan đến dân cư, dẫn đến các nguồn nhà ở dễ khan hiếm, đẩy giá các dự án nhà ở lên cao hơn, tạo ra nhiều nguồn ô nhiễm hơn do phải sử dụng khoảng cách để di chuyển.

Tính chất tự nhiên của đất đai quyết định cái có thể xây dựng, nhu cầu quyết định cái sẽ xây dựng, và quy hoạch tạo ra một phạm vi cái không nên xây dựng.

KTS Trương Nam Thuận - Thiết kế quy hoạch cấp cao, Tập đoàn thiết kế Ong–Ong, Singapore

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến