1- Tĩnh tải là gì? hoạt tải là gì?
2-Hệ số tổ hợp 0,9 kể đến sự xuất hiện ko đồng thời của các giá trị lớn nhất của các hoạt tải.
3- Coi vật liệu là đàn hồi đồng chất đẳng hướng , nên có thể áp dụng nguyên lý cộng tác dụng ,nên có thể tổ hợp được nội lực . 4- Chọn ra cặp nội lực có M lớn , N lớn, e lớn để đưa vào thiết kế.
5- Nguyên nhân tính cốt thép đối xứng : do mô men dương và mô men âm lớn nhất chỉ chênh giá trị mô men do tĩnh tải, chênh nhau ko nhiều và đẻ thuận tiện cho thi công ko bị nhầm lẫn, thiên về an toàn.
6- Tkế dầm: Tdiện 2 đầu vảơ giữa, Khi nào tính chữ T( do sàn cùng tham gia chịu nén) chữ nhật.
7-Xác định kích thước tiết diện : vì nội lực phân phối theo tĩ lệ độ cứng.
8- Mặt bằng kết cấu : cho biết : quan hệ chính phụ , Sơ đồ phân tải,
9- Xác định tải trọng : -có bao nhiêu loại tải trọng ( cách xác định , phân bố ra sao , giá trị trong thuyết minh )
10- Hệ số vượt tải của tĩnh tải :- +<= 1600: n= 1,3
2000: n=1,2
> 2000: n=1,1
dựa vào cơ cấu truyền lực trên mặt bằng kết cấu để dồn tải : Theo sơ đồ biến dạng của bản sàn và theo cơ cấu của truyền lực( góc 45 là góc phá hoại của bản kê 4 cạnh)
11-Cơ sở tách ra khung phẳng để tính: khi chiều dài lớn hơn 2 lần chiều rộngvà độ cứng theo phương dọc nhà rất lớn
12-Chứng minh kết quả chạy trên Sap là đúng: Kiểm tra nhập số liệu , dạng biểu đồ , cân bằng nút
13- Tác dụng của cốt đai trong cột : - định vị thép dọc , chụi lực cắt , chống co ngót btông, giảm chiều dài tính toán thép dọc
14-Phân biệt nút khung nhà cao tầng và thấp tầng : nhà cao tầng cấu tạo thép neo phụ thuộc vào e0/ h đối với tầng trên cùng
15-Tại sao chất tải lệch tầng lệch nhịp : Làm tăng độ nguy hiểm cho khung ( Tạo ra độ lệch tâm lớn, Giải thích bằng đường đàn hồi)
16-Cách chọn kích thước tiết diện :
- Với sàn phụ thuộc kích thước bản
- Dầm phụ thuộc nhịp dầm
- cột phụ thuộc mac btông và lực dọc
17- Tính sàn theo sơ đồ khớp dẻo
Sàn ƯC theo sơ đồ đàn hồi
18-Nguyên tắc chọn cặp nội lực?
19-Bố trí thép âm và dương ở bản sàn
20-Nguyên tắc quy tải tam giác và hình thang ra phân bố : mô men tại mọi tiết diện ko đổi, nhưng phản lực thay đổi
21-Giải thích cấu tạo cốt thép ở nút?
22-Chỉ ra trường hợp Mmax của dầm?
23-Tại sao ko tính cốt xiên?
24-Tại sao cốt đai ở cột bố trí đều nhau?
-vì thường bố trí theo cấu tạo
25-Tại sao chọn giải pháp tính khung ngang? Có bao nhiêu cách tính khung( 3 : ngang , dọc và ko gian)
26-Hệ kết cấu chịu lực chính của công trình( khung + tường). Tại sao chọn kết cấu này?
27- Sơ đồ tính khung phẳng: - trục cột theo trục định vị
- Trục dầm là mặt trên của dầm
- Ngàm chân cột ở mặt móng
28- Diện tích truyền tải ở đầu cột ?
29- Tại sao phải tách từng loại tải trọng ra để chạy nội lực?
30-mục đích của tổ hợp nội lực?
31- Dầm và cột tổ hợp nội lực gì?
32- Chiều dài tính toán của cột
33- Tác dụng của cốt treo ?chống nén cục bộ
34- khung biên và khung giữa, khung nào nguy hiểm hơn?khung biên vì nó chịu xoắn mà btct chịu xoắn kém
35- tại sao cốt thép đặt theo phương cạnh ngắn mà ko đặt theo phương cạnh dài?
36- chọn phương án 6a120 hay 8a200? chọn 8a200 vì diện tích tiếp xúc nhiều hơn, chống nứt tốt hơn
37-neo cốt thép ở nút 2 thanh và nút 3 thanh nút nào nguy hiểm hơn? nút 2 thanh nguy hiểm hơn, thể hiện ở quỹ đạo ứng suất chính
Có vài câu hỏi sưu tầm gởi các bạn tham khảo
1. Vì sao vị trí bố trí bulong đỉnh cột là 150???
2. Cấu tạo liên kết dầm cầu trục và vai cột??
3. Tại sao không chọn LK Ngàm ở dàn và cột, khớp ở chân cột
4. Cách xác định chiều cao hình học của cột??
5. Căn cứ xác định chiều cao hình học của cột
6. Sự khác nhau giữa đồ án bản thân và đồ án người khác
7. Vì sao biết để kiểm tra thép
8. Vì sao chọn khung thứ 2 để tính toán nội lực mà không chọn khung khác
9. Các trạng thái làm việc của cột
10. Cột làm việc theo trạng thái gì???
11. Có mấy hình thức mái? Vì sao chọn loại hình thức này?( Kinh tế…)
12. Vì sao kiểm tra Q<= 0,8…..
13. Nêu các tác dung của tải trọng gió??
14. Vì sao dùng phương pháp chuyển vị để tính toán??
15. Nguyên tắc tổ hợp nội lực
16. Căn cứ nào xác định được tiết diện đầu cột là nguy hiểm nhất
17. Vì sao chọn LK mái và cột là LK khớp??
18. Căn cứ xác định chiều cao nhà??
19. Căn cứ xác định các cột( chiều cao, tiết diện…)
20. Yêu cầu cấu tạo của cốt đai
21. Yêu cầu cấu tạo của lưới thép đầu cột??
22. Căn cứ xác định chiều cao vai cột
23. Kiểm tra vai cột gồm những gì??
24. Trình tự tính toán nội lực của khung ngang
25. Tác dụng của gió như thế nào lên mặt bên của nhà
26. Tính thép của cột biên và cột giữa khác nhau như thế nào??
Còn đây là các kinh nghiệm mà anh em bên http://hauedu.blogspot.com chia sẻ:
- Cách chọn kích thước sơ bộ các loại cấu kiện : Cột, dàn mái, dầm cầu trục, vai cột...(xem kĩ chắc chắn có câu hỏi phần này)
- Tải trọng : các loại tĩnh tải hoạt tải,lưu ý Dmax, Tmax. gió..
- Nội lực : không biết bạn tính theo công thức hay chạy máy.Nhưng cái này xem qua thôi^^
- Quan trọng và chắc chắn các thầy hay hỏi : bảng tổ hợp nội lực , nguyên lý tổ hợp, có thể thầy sẽ bắt bạn tính thử vài trường hợp trong bảng đấy..
- Phần tính toán cột : Chọn cặp nội lực nào để tính vì sao?
bạn cũng tìm hiểu qua về tính cột thế nào với trường hợp nén đúng tâm, lệch tâm lớn,bé (nguyên lý thôi..ví dụ cột biên cột giữa chịu tải ntn? và sẽ tính như cấu kiện chịu gì??..công thức cụ thể chắc thầy cũng chẳng hỏi đâu nhỉ^^)
- Các loại kiểm tra : vai cột, tính thép vai cột(như dầm congxon.., nén cục bộ(vị trí mái gác lên đầu cột,ở vai cột), chuyên chở cẩu lắp (chia nhịp cho M đều nhau,khi chuyên chở cẩu lắp ck chịu uốn mà mình tính thì là chịu nén nên cần phải ktra..)
Chúc các bạn bảo vệ thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét