Nhà ở thường được phân chia nhiều phòng có chức năng sử dụng khác nhau nên việc thiết kế luồng giao thông đi lại rất quan trọng nhằm tạo sự thuận tiện khi di chuyển từ khu vực này tới khu vực khác.
Vai trò của lối đi trong nhà
Các khu vực di chuyển theo phương ngang đối với nhà ở một mặt sàn như căn hộ chung cư, nhà cấp 4, nhà ống… hoặc theo phương đứng với những ngôi nhà phố cao tầng. Trong kiến trúc, vai trò
thiết kế lối giao thông đi lại rất quan trọng bởi nó có chức năng kết nối, định hướng không gian và gắn kết các phòng một cách hài hòa, tiện lợi. Hoặc nói theo cách khác, quá trình
thiết kế không gian kiến trúc hợp lý cũng chính là cách tổ chức luồng giao thông tốt trong nhà.
Vì diện tích nhà ở hiện nay khá hạn chế nên lối đi trong nhà thường tiết kiệm nhằm nới rộng thêm một chút không gian sinh hoạt cho gia đình, bởi vậy các lối đi trong nhà thường được xem là diện tích phụ và thiếu sự chăm chút về mặt ý tưởng, màu sắc,
trang trí nội thất… Tuy nhiên, xét về mặt kiến trúc và phong thủy, lối đi trong nhà ngoài việc đóng vai trò kết nối phòng chức năng, còn là nơi giao hòa các vùng khí của ngôi nhà.
Không đơn giản là luồng giao thông đi lại chính trong nhà, khi thiết kế Kiến trúc sư cần phải giải quyết hợp lý khá nhiều vấn đề khác như lối lưu thông của gió, hướng đón ánh sáng, khí lưu thông từ tầng này lên tầng khác… Để tổ chức tốt các luồng giao thông ấy, ngoài sự phụ thuộc vào mặt bằng xây dựng, hình thế đất, nhu cầu và thói quen sinh hoạt của người sử dụng… còn dựa trên khả năng thiết kế của các Kiến trúc sư là chủ yếu.
Thiết kế tốt và hợp lý sẽ là chìa khóa hóa giải mọi bất lợi của ngôi nhà, không có cảm giác phân biệt giữa các khu vực chính và khu vực phụ. Đồng thời, đây cũng là yếu tố sẽ đem đến một không gian sống thân thiện, hòa đồng, đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn.
Xét về mặt phong thủy, không gian giao thông là yếu tố không thể thiếu để kết nối các vùng khí của tổng thể ngôi nhà với nhau. Tính chất các không gian giao thông trong nhà chủ yếu thuộc hành Thổ, nghĩa là cần bề mặt vuông vức, bằng phẳng nên việc định vị nút giao thông trong nhà nếu không khéo sẽ bị đi xuyên qua (sơn xuyên) rất nhiều, tạo ra các vùng hút gió không tốt.
Thiết kế nút giao thông thế nào là hợp lý?
Nhà không gian nhỏ, diện tích đi lại bao giờ cũng được giảm thiểu một cách tối đa bởi vậy gia đình nên kết hợp với không gian sử dụng đối với những chức năng đơn giản, ví dụ: hành lang đặt thêm giá sách nhỏ, góc đọc sách, góc thư giãn…sẽ nâng cao hiệu suất sử dụng lớn hơn.
Đối với căn hộ chung cư, vì các phòng đều trên một mặt sàn và được thiết kế sẵn nên lối đi thường nhỏ, trong trường hợp không có điều kiện cải tạo lại thì có thể tăng thêm sức hấp dẫn của chung bằng cách lắp đặt đèn hắt sáng, đèn âm tường ở những bạn có ý định treo tranh.
Với nhà phố cao tầng, lối giao thông chính dẫn lên các tầng là cầu thang. Có thể thiết kế cầu thang dạng xương cá đẹp mắt, hoặc những hốc tường nhỏ để được các vật trang trí nhỏ như tượng, ảnh gia đình, bình hoa…khu vực chiếu nghỉ nên đặt một chậu cảnh lớn nhỏ tùy theo diện tích thang. Như vậy, lối lưu thông trong nhà sẽ trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Nếu hành lang, cầu thang kết hợp được với giếng trời sẽ hình thành nên một trục liên kết khí theo chiều đứng, giảm hút gió ngang và nối liền quan hệ Thiên - Địa - Nhân tốt hơn là ngôi nhà bít bùng có hành lang dài hun hút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét