Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Giải pháp chống nóng cho mái tole

Mùa hè, trời nóng như đổ lửa, đối với những gia đình có điều kiện, phương án giải quyết tình thế tuyệt vời nhất là chiếc máy điều hòa. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính để lắp đặt máy lạnh, đối với những nhà không có điều kiện, nếu mà mái nhà lợp bằng tôn thì coi như hứng trọn cái bức bối, nóng nảy của cả mùa nắng. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là làm sao để chống nóng cho mái tôn mà không tính đến phương án sử dụng vật liệu thay thế. Công ty thi công xây dựng chúng tôi có vài lời khuyên sau:

giai-phap-chong-nong-cho-mai-tole

Khi xây dựng nhà nếu xác định lợp mái tôn thì tốt nhất ngay từ đầu phải tính đến các giải pháp chống nóng cho mái nhà, chẳng hạn như đóng trần có lót tấm cách nhiệt, sử dụng loại tôn cách nhiệt. hoặc sử dụng các tấm cách nhiệt… Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó nhà bạn vẫn không lắp tấm cách nhiệt ngay từ đầu thì vẫn có thể khắc phục được nhược điểm đó bằng các biện pháp kỹ thuật để chống nóng, cách nhiệt cho mái nhà.

giai-phap-chong-nong-cho-mai-tole

Đơn giản nhất là dùng các loại sơn chống nóng vừa hiệu quả vừa tiết kiệm. Sơn chống nóng có gốc nước chuyên dùng để cách nhiệt, không phân lớp, dễ thi công, sơn trực tiếp lên mái tôn hoặc mái ngói, tường của nhà xưởng, nhà ở, nhà máy, sân thượng…nói chung là những phần bị ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào. Nhờ đó ngăn hoặc hạn chế sự hấp thu hơi nóng lan qua bên trong nhà.

– Độ phủ: đạt 6-8 m khối/lít (sơn); sơn hoàn thiện 2-3 lớp có độ dày 300-500 micron.

– Dễ thi công bằng cọ, rulô, súng phun.

– Sơn trên mái tôn, lớp tường bên ngoài nên không ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh.

– Trong việc thi công xây dựng nhà thép tiền chế thì khả năng chịu nhiệt, kháng kiềm, kháng nước: màng sơn không bị bong tróc, phồng rộp ở nhiệt độ lên đến 105 độ C trong vòng 24 giờ. Cũng như không bị phồng rộp sau 4 giờ ngâm trong dung dịch Ca (OH.)và không bị phồng rộp, bong tróc sau khi ngâm nước 96 giờ.

– Bám dín tốt: không bị bong tróc, rạn nứt, chịu được thay đổi của thời tiết, giúp tăng độ bền cho mái tôn.

– Bảo vệ mái tôn đến vài năm sau khi sơn.

– Cách sử dụng sơn chống nóng:

giai-phap-chong-nong-cho-mai-tole

– Đối với thi công xây dựng nhà xưởng với mái tôn mới hay mái tôn đã lợp nhưng chưa bị rỉ tét: Vệ sinh sạch bề mặt, sơn 2-3 lớp tương đương dày 300 – 500 micron theo định mức 8 m khối/lit/1 lớp hoặc 2,67 m khối/lit/3 lớp.

– Với mái tôn đã bị sỉ rét: vệ sinh, loại bỏ rỉ sét, rửa bằng nước sạch, sau đó sơn 1 lớp sơn chống rỉ và hai lớp sơn chống rỉ và hai lớp sơn chống nóng.

– Với mái tôn đã được sơn 1 lần nhưng cần sơn lại: loại bỏ các lớp sơn không đạt bám dín tốt , vệ sinh sạch; dùng sơn lót chống rỉ sét phủ lên những phần đã bị rỉ sét sau đó mới sơn thêm 1 lớp chống nóng. Những phần không bị rỉ sét, sử dụng sơn chống nóng.

– Với tường bê tông hướng chịu tác động trực tiếp của ánh nắng: sơn 1 lớp có pha loãng khoảng 20 -30 % nước sạch; các lớp tiếp theo sơn bình thường, nếu thấy đặc cần pha loãng với 5 % nước sạch.

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại sơn chống nóng, chọn của nhà sản xuất nào bạn cần xem kỹ hướng dẫn thi công. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về các loại sơn chống nóng trên GG.

Những phương án chống thấm cho nhà ở

Tư vấn đầu tư xây dựng là một khâu quan trọng và đòi hỏi có quy trình tốt, đảm bảo trong quá trình xây dựng và sử dụng qua thời gian dài, đặc biệt chú ý đối với những khu vực, vùng miền nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao, những vùng có sự chênh lệch lưn về nhiệt. Với bài viết này blog xây dựng sẽ bổ trợ thêm một số kiến thức về chống thấm nhà hiệu quả mà blog đã sưu tầm và nghiên cứu trong quá trình trãi nghiệm thực tế để các anh chị em trong nghề cũng như những ai quan tâm hiểu rõ thêm.

nhung-phuong-an-chong-tham-cho-nha-o

Xử lý từ bên ngoài nơi gây ra hiện tượng thấm ở máng xối, ô văng, sàn sân thượng; cần vệ sinh sạch, đục bỏ lớp vữa cũ sau đó trám bít các vết nứt bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát có pha chất chống thấm như CT11A-Kova hoặc loại tương đương (hàm lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất), cát dày 2mm – 4mm có tạo dốc, sau đó quét nhiều lần chống thấm lên trên và tiến hành lát gạch (nếu có). Tại các ống thoát nước cần kiểm tra những chỗ bị nứt, vỡ rồi cắt bỏ đấu nối lại. Ở sàn nhà vệ sinh, bên dưới trần bị bị thấm gây dột thì khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch và vữa lót cũ của sàn, làm sạch đến lớp bê tông cốt thép rồi quét chống thấm thật kỹ cho sàn và quét cả lên chân tường ở độ cao khoảng 300m; sau đó cán một lớp vữa xi măng có trộn chống thấm tạo dốc về phễu thu sàn và lát gạch lại như cũ.

nhung-phuong-an-chong-tham-cho-nha-o

Nguyên nhân thấm tường nhà được các công ty xây dựng đánh giá là do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường xuống cấp, bong tróc, bị rêu mốc hoặc bị rạn nứt. Lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường, ảnh hưởng đến cấu trúc tường. Ngoài ra chân tường có dấu hiệu bị ẩm là do hồ vữa xi măng xốp, mềm nên hấp thụ nước ở nền đất bên dưới rồi lan lên trên. Thông thường nước làm ẩm chân tường khoảng 50cm.

Có thể dùng các loại sơn chống thấm để xử lý tường nhà bị thấm. Trước hết phải cạo sạch sơn bị bong tróc hay bột bụi trên tường bằng bàn chải cứng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sạch khu vực bị thấm. Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, nếu kỹ hơn có thể đục bỏ lớp vữa trát tại khu vực tường bị thấm, tratlàm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời. Để đạt hiệu quả tốt nhất phải phải đảm bảo cho bề mặt tường cần sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1-2 lớp sơn chống thấm lên trên.
nhung-phuong-an-chong-tham-cho-nha-o

Tư vấn xây dựng nguồn nước ngầm cao thì cần xử lý cắt nước bằng mạch hồ vữa chân tường, tiến hành tạo rãnh , quét một lớp vữa xi măng, trám bít các khe hở nhỏ. Kế tiếp trám rãnh bằng hỗ hợp vữa, cát, xi măng được trộn thêm một một liều lượng phụ gia nhất định (nhằm tạo nên một loại vữa khiến nước không có khả năng thẩm thấu được) với độ dày khoảng 0,5cm. Sau đó quét một lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng để tăng cường thêm. Cuối cùng tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại tường trông mới như ban đầu rồi tiến hành sơn tường (dùng bột rét tường loại dành cho ngaoif trời phủ kín bề mặt), làm phẳng và láng bề mặt, sơn phủ lớp sơn lót rồi đến hai lớp sơn hoàn thiện.

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Màu sắc và ánh sáng cho phòng ngủ hiện đại

Công ty thi công xây dựng sử dụng màu sơn tường trong phòng ngủ được không chỉ có tác dụng trang trí căn phòng mà còn có tác dụng hữu ích trong việc cải thiện và thay đổi tâm trạng của bạn sau một ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi.

mau-sac-va-anh-sang-cho-phong-ngu-hien-dai

Về màu sắc, mỗi mệnh trong ngũ hành đều tương ứng với màu sắc đặc trưng: Màu xanh tượng trưng mộc, đỏ tượng trưng cho hỏa, vàng tượng trưng cho thổ, trắng tượng trưng cho kim và màu tối tượng trưng cho thủy. Theo nguyên tắc, màu trong phòng ngủ phong thủy phải được phối một cách hài hòa, tương sinh, tương hợp với môi trường xung quanh, tâm lý tình cảm và quan trọng là phải hợp với trạch mệnh của chủ nhân căn phòng đó.

mau-sac-va-anh-sang-cho-phong-ngu-hien-dai

Thi công xây dựng chung cư, phòng ngủ là không gian yên tĩnh nên việc lựa chọn và thiết kế ánh sáng trong phòng ngủ cũng rất quan trọng. Nó góp phần khơi gợi những xúc cảm thầm kín, tạo không gian lãng mạn để lại những giây phút không thể nào quên, góp phần quan trọng giữ gìn hạnh phúc gia đình. Với phòng ngủ phong thủy thì cần ánh sáng dịu nhẹ tạo không gian lãng mạn và tập trung chủ yếu ở đầu giường và bàn trang điểm. Ngoài các loại đèn chiếu sáng thông thường, bạn cũng có thể bố trí thêm các loại đèn trang trí như đèn màu, đèn âm tường ở những vị trí đặc biệt, chắc chắn phòng ngủ của bạn sẽ lãng mạn hơn mỗi khi đêm về.
mau-sac-va-anh-sang-cho-phong-ngu-hien-dai

Để tạo chiều sâu cho không gian, bạn có thể kết hợp nhiều loại đèn và cách chiếu sáng. Nên dùng đèn chiếu gián tiếp, chỉ nhìn thấy ánh sáng mà không thấy bóng đèn, bạn sẽ có được không gian lãng mạn, tự nhiên trong phòng ngủ. Bên cạnh đó cũng nên thường xuyên mở cửa sổ hoặc sử dụng một máy lọc không khí tốt để giữ không khí trong phòng ngủ luôn khoáng đạt, tươi mới. Nếu biết cách bài trí và tận dụng ánh sáng của đèn bạn sẽ có những không gian thật mầu nhiệm ngay trong chính ngôi nhà thân yêu của mình.

mau-sac-va-anh-sang-cho-phong-ngu-hien-dai

Thi công xây dựng nhà phố, phòng ngủ của bạn sẽ đẹp và lãng mạn hơn nếu bạn kết hợp được tất cả yếu tố như bố trí đồ nội thất, ánh sáng, màu sắc của sơn tường. Qua bài viết này chúng tôi hi vọng bạn sẽ có được phòng ngủ phong thủy như ý để thực sự là chốn đi về của bạn trong cuộc sống hiện đại này. Bạn cũng nên hạn chế đặt cây xanh trong phòng ngủ ở khoảng cách quá gần giường. Chỉ nên đặt cây cảnh trong phòng ngủ vào ban ngày để thanh lọc không khí nhưng phải quấn dây đỏ vào cây trước khi mang vào phòng để khử trừ âm khí, ban đêm phải mang cây ra ngoài sân.

Lưu ý khi thi công xây dựng vách ngăn

Vách ngăn thạch cao

Vừa bền đẹp vừa sang trọng, thể hiện đẳng cấp của người sử dụng. Chống ẩm, chống cháy rất tốt, được sử dụng cho mọi công trình lớn, nhỏ khác nhau.

luu-y-khi-thi-cong-xay-dung-vach-ngan

Đáp ứng thi công xây dựng nhà phố những yêu cầu nghiêm ngặt về thẩm mỹ. Không hại đến sức khỏe thân thiện với môi trường, bền và nhẹ.

Vách ngăn gỗ

Được sử dụng rộng rãi nhằm tạo không gian riêng cho từng vị trí làm việc hoặc các bộ phận làm việc khác nhau.

luu-y-khi-thi-cong-xay-dung-vach-ngan

Tạo sự riêng biệt và độc lập, tối ưu hóa không gian và vẫn giữ được mối liên hệ giữa các thành phần nội thất.

Tư vấn thiết kế xây dựng vách ngăn văn phòng

Tạo nên không gian làm việc sang trọng, tạo ấn tượng chuyên nghiệp cho công ty trong mắt khách hàng.

luu-y-khi-thi-cong-xay-dung-vach-ngan

Phù hợp với khí hậu và thói quen tiêu dùng. Đã sử dụng trong ngân hàng, văn phòng cao cấp đều được đánh giá là sản phẩm có chất lượng cao.

Vách ngăn di động

Nếu trần nhà quá cao sẽ gây cảm giác trống trải cho căn nhà nhưng nếu bạn có được những ý tưởng thiết kế, trang trí, bài trí nội thất cho phù hợp thì không gian này sẽ rất ấn tượng cho bất cứ ai khi ghé thăm.

luu-y-khi-thi-cong-xay-dung-vach-ngan

Chiếm cực kỳ ít diện tích. Cách này chỉ có thể áp dụng với nhà có diện tích tương đối rộng .

Vách ngăn nhôm kính

Tư vấn thiết kế kiến trúc vách ngăn khung nhôm thường ánh nhôm hoặc nhôm sơn tĩnh điện với nhiều màu sơn khác nhau. Với giá thành rẻ, thi công nhanh và độ thẩm mỹ cao nên là lựa chọn cho nhiều văn phòng và gia đình.

luu-y-khi-thi-cong-xay-dung-vach-ngan

Có thể dán mờ toàn phần, một phần hoặc kẻ line trang trí rất hiện đại. Cao cấp hơn bạn có thể in Logo & Slogan lên giấy để dán lên kính trên vách ngăn.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Thiết kế giếng trời đẹp cho nhà phố

Trong thi công xây dựng nhà phố, giếng trời nên được bố trí ở vị trí trung tâm của ngôi nhà để có thể phục vụ tối đa mục đích thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên cho các phòng. Diện tích giếng trời tuỳ thuộc vào quỹ đất của nhà, nhưng nếu xây cao tầng, diện tích giếng trời phải được tính toán đủ lớn để cân bằng ánh sáng. Giếng trời thường được đặt ở khu vực cầu thang vừa để trang trí vừa tiết kiệm diện tích lại phát huy được tối đa các tính năng của giếng trời.

thiet-ke-gieng-troi-dep-cho-nha-pho

Hiện nay, có nhiều vật liệu để thiết kế mái giếng trời thông minh, vừa đảm bảo các tính năng thông gió, chiếu sáng, lại không bị hắt mưa và ngăn ngừa sự xâm nhập từ bên ngoài. Thiết kế giếng trời cũng phải đảm bảo được các yêu cầu của vật lý kiến trúc để giếng trời có thể hoạt động tốt (tạo độ chênh lệch áp suất giữa các phòng và giếng trời). Khi khảo sát địa chất công trình cần đảm bảo các yêu cầu an toàn khi thiết kế, gia cố các hành lang, lưới chắn nếu cần thiết, đặc biệt là khi nhà có trẻ nhỏ.

Trang trí giếng trời có nhiều phong cách: mô phỏng tự nhiên với cây xanh, nước chảy và phong cách hiện đại, sử dụng các đồ trang trí theo hình khối, đường nét, đơn giản, sang trọng và cá tính. Với phong cách hiện đại, trang trí mảng tường, có thể sử dụng những loại gạch lát, đá ốp ngẫu nhiên tạo hình hoa văn sống động hay những mảng màu sắc tuỳ theo thiết kế nội thất của ngôi nhà. Ngoài ra, cũng có thể sơn mảng tường tạo thành những bức tranh trang trí độc đáo hoặc treo tranh, tượng gốm dân tộc.

thiet-ke-gieng-troi-dep-cho-nha-pho

Phần sàn giếng có thể bày trí theo nghệ thuật sắp đặt với các hình khối, tượng hoặc kết hợp phong cách tự nhiên với tiểu cảnh sân vườn. Với phong cách mô phỏng tự nhiên, có thể tạo một mảng tường “xanh” với cây dây leo. Trang trí cây leo trên mảng tường cũng có nhiều cách, có thể để cây leo tự nhiên, hay sắp đặt sẵn lưới kẽm theo hình vuông goặc ôvan để cây leo lên hoặc cũng có thể trồng cây từ trên tầng thượng để cây thả dây tự nhiên xuống tận tầng trệt hoặc tầng 2.

Khi thiết kế giếng trời cần lưu ý chọn loại cây phù hợp, tránh rụng lá, nhiều côn trùng hoặc quá rậm rạp hay phát triển quá nhanh sẽ che lấp không gian lấy sáng và gió của giếng trời. Với mảng sàn nhà của giếng trời, có thể bố trí một khu vườn tiểu cảnh nhỏ hoặc bể cá cảnh.

Chọn những loại cây gọn gàng, không sum suê lá, kết hợp độ cao thấp của các loại cây cũng sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ. Nếu chọn cây hoa, cũng nên chọn cây hoa bền, không thu hút côn trùng như lan ý, ngọc trâm, hồng môn… Ánh sáng và gió trong giếng trời không nhiều như ngoài trời nên hãy chọn những loại cây ưa bóng râm và không quá khó chăm sóc. Khi cây có biểu hiện phát triển lớn, hoặc không còn xanh tươi, bạn nên thay cây mới để không gian giếng trời luôn mới mẻ, hạn chế côn trùng.

thiet-ke-gieng-troi-dep-cho-nha-pho

Dù trồng cây trong chậu hay tạo bồn vườn cạn, cũng nên rải sỏi và thường xuyên làm vệ sinh, lau chùi “khu vườn nhỏ” giếng trời. Nếu bố trí bể cá, hãy đảm bảo không gian diện tích giếng trời đủ rộng để không gây cảm giác tù đọng. Bờ bể cá đủ cao để khi cá quẫy nước không vương ra sàn nhà. Nên nuôi các loại cá nhỏ, nhiều màu sắc uyển chuyển như cá vàng, kiếm, hắcmôni… Để thiết kế giếng trời hợp phong thủy nên kết hợp hòn non bộ và các loại cây cảnh trồng trong nước, với hệ thống đèn chìm dưới bể sẽ làm cho bể cá của bạn lúc nào cũng lung linh, thư giãn.

Khu vực gần giếng trời được công ty thi công xây dựng bố trí góc thư giãn cho gia đình, đặt chiếc ghế lười nằm nghỉ ngơi hoặc bộ bàn trà, hay khu vui chơi cho trẻ em tuỳ theo nhu cầu và sở thích của gia chủ.

Tư vấn thiết kế phòng tắm ấn tượng

Ngày nay, thiên nhiên vào phòng tắm giúp mang đến không gian thư giãn thật mát mẻ. Vì thế, các công ty thiết kế kiến trúc đưa ra lý tưởng cho các thành viên gia đình trong những ngày hè oi bức.

tu-van-thiet-ke-phong-tam-an-tuong

Phòng tắm xanh mát trước hết phải là một phòng tắm thông thoáng và sạch sẽ. Để đảm bảo yếu tố này, việc đưa ánh sáng tự nhiên vào phòng tắm có vai trò rất quan trọng. Những ô cửa sổ rộng, khoảng không gian giếng trời hay thậm chí những ô cửa chớp…đều là những giải pháp hữu dụng giúp không gian ngập tràn ánh sáng tự nhiên.

Tư vấn đầu tư xây dựng phòng tắm rộng rãi và thoáng đãng có thể sử dụng hệ thống vách kính để ngăn chia ước lệ không gian, đồng thời giúp gắn kết không gian và “trải đều” ánh sáng ra toàn bộ căn phòng.
Bố trí ánh sáng đầy đủ và hợp lý.

tu-van-thiet-ke-phong-tam-an-tuong

Để tăng hiệu quả thẩm mỹ và giá trị khi sử dụng, có thể kết hợp giữa đèn chiếu sáng với ánh sáng tự nhiên giúp không gian căn phòng thêm sinh động. Nên bố trí đèn ở các vị trí cố định như trên trần nhà, lavabo, gương soi… là những nơi cần nhiều ánh sáng. Ngoài ra, cũng nên chú ý lựa chọn các loại đèn halogen, không nên dùng đèn huỳnh quang vì ánh sáng từ loại đèn này không trung thực.

Sự kết hợp giữa ánh sáng và màu sắc luôn mang đến hiệu quả thẩm mỹ và tính giải trí tốt. Những gam màu sáng, dịu giúp căn phòng thêm tươi mát, sinh động và vui tươi. Đặc biệt, mùa hè nên tuyệt đối tránh các gam màu tối, nóng, các chi tiết trang trí rối mắt khiến phòng tắm thêm nóng bức, ngột ngạt.

Những chi tiết trang trí mang hơi thở từ thiên nhiên luôn giúp phòng tắm thêm tràn đầy sức sống. Một bức tường đá thô mộc mạc, một bình cắm hoa lãng mạn hay một chậu cảnh nhỏ xinh cũng sẽ giúp “làm mềm” không gian căn phòng, mang đến những phút giây thư giãn tuyệt vời sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Tạo không gian thư giãn thoải mái cho cả gia đình.

tu-van-thiet-ke-phong-tam-an-tuong

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều gia đình đã tư vấn thiết kế xây dựng phòng tắm thành một không gian spa tại nhà để tận hưởng khoảng thời gian thư giãn hữu ích mà nó mang lại. Xu hướng thiết kế phòng tắm mở cũng từ đó ngày một phát triển như phòng tắm ngoài vườn, phòng tắm nằm ngay trong phòng ngủ, phòng tắm thư giãn có hệ thống xông hơi…

Tuy nhiên, khi thiết kế trang trí vẫn cần đặt yếu tố tiện lợi, dễ vệ sinh khi sử dụng và sự riêng tư tuyệt đối với không gian bên ngoài.

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Hoạt động đo đạc và bản đồ

Hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản

Hoạt động đo vẽ địa hình và bản đồ cơ bản là việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thành lập các sản phẩm đo đạc và bản đồ đáp ứng nhu cầu sử dụng chung cho các ngành và các địa phương, bao gồm:

1. Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia và hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia.

2. Xây dựng và bảo trì hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia.

3. Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh, át-lát quốc gia.

hoat-dong-do-dac-va-khao-sat-dia-hinh-cong-trinh

4. Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản.

5. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.

6. Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác hạ tầng dữ liệu không gian địa lý.

7. Đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia.

8. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.

9. Xây dựng hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ.

10. Nghiên cứu khoa học trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ.

Hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành

1. Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, bao gồm:

a) Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;

b) Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;

c) Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;

d) Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng;

e) Khảo sát địa chất, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

hoat-dong-do-dac-va-khao-sat-dia-hinh-cong-trinh

2. Các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều này phục vụ riêng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Các tổ chức khi hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 10 Nghị định này phải có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có các nội dung chính sau:

a) Các thông tin cơ bản của tổ chức được cấp phép bao gồm tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

b) Các nội dung hoạt động đo đạc và bản đồ được cấp phép;

c) Thời hạn của giấy phép.

hoat-dong-do-dac-va-khao-sat-dia-hinh-cong-trinh

3. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có giá trị trong phạm vi cả nước.

4. Thời hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ là 60 tháng. Khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn, nếu tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ có nhu cầu gia hạn thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; mỗi giấy phép được gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá 36 tháng.

5. Khi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ hết thời hạn theo quy định tại Khoản 4 Điều này, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động đo đạc và bản đồ làm hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới và nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này trước khi giấy phép hết hạn ít nhất là ba mươi (30) ngày.

6. Trong quá trình hoạt động đo đạc và bản đồ, khảo sát địa chất công trình nếu tổ chức có nhu cầu và có đủ điều kiện mở rộng lĩnh vực hoạt động thì được cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

7. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam) là cơ quan có thẩm quyền cấp, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Theo: Nghị định số 45/2015/NĐ-CP

Trách nhiệm thi hành quản lý dự án đầu tư xây dựng

1. Bộ Xây dựng

a) Thống nhất quản lý nhà nước về những nội dung quản lý dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các quy định của Nghị định này;

trach-nhiem-thi-hanh-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung

b) Chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị).

2. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:

a) Bộ Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Bộ Xây dựng quản lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này);

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

c) Bộ Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành (trừ công trình công nghiệp nhẹ);

d) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với các công trình thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

trach-nhiem-thi-hanh-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định chi tiết về phí, lệ phí có liên quan đến các hoạt động: Thẩm định dự án; thẩm định thiết kế cơ sở; thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng; cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài, cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức; sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng; chế độ hạch toán, kế toán và sử dụng kinh phí của Ban quản lý dự án xây dựng.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm quy định chi tiết về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công; cơ chế hoạt động của hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư xây dựng.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; quyết định phân cấp thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc thẩm quyền; chỉ đạo, kiểm tra các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành trong việc tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế, dự toán xây dựng của dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành, cụ thể:

a) Sở Xây dựng đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị);

b) Sở Giao thông vận tải đối với công trình giao thông (trừ công trình do Sở Xây dựng thẩm định quy định tại Điểm a Khoản này);

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Sở Công Thương đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.

6. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp; chỉ đạo, kiểm tra phòng có chức năng quản lý về xây dựng trực thuộc tổ chức thực hiện công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng các công trình theo phân cấp của Ủy bannhân dân cấp tỉnh.

trach-nhiem-thi-hanh-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung

7. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thành lập, tổ chức sắp xếp lại các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án đầu tưxây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Nghị định này. Trường hợp cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các nội dung liên quan đến quy định của Nghị định này thì phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi ban hành.

8. Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý về nội dung thẩm định dự án, tư vấn đầu tư, thiết kế và dự toán xây dựng. Báo cáo gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp, theo dõi. Mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Xây dựng.


Theo: Nghị định số 59/2015/NĐ-CP

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Chi phí đầu tư xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, dự toán công trình, gói thầu xây dựng, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định chi phí và khu vực xây dựng công trình.

nguyen-tac-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung

Nhà nước thực hiện quản lý chi phí đầu tư các công ty xây dựng thông qua việc ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật; hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

nguyen-tac-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng trong phạm vi tổng mức đầu tư của dự án được phê duyệt gồm cả trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập, thẩm tra, kiểm soát và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

nguyen-tac-quan-ly-chi-phi-dau-tu-xay-dung

Việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư các công ty thi công xây dựng phải được thực hiện theo các căn cứ, nội dung, cách thức, thời điểm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng của công trình đã được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thống nhất sử dụng phù hợp với các giai đoạn của quá trình hình thành chi phí theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng tại Nghị định này.

Theo: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP

Nội dung và kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị

Nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị

1. Tờ trình.

2. Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm:

a) Tên khu vực quy hoạch đô thị;

b) Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);

noi-dung-va-ke-hoach-thuc-hien-khu-vuc-phat-trien-do-thi

c) Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;

d) Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;

đ) Tính chất/các chức năng chính của khu vực;

e) Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;

noi-dung-va-ke-hoach-thuc-hien-khu-vuc-phat-trien-do-thi

g) Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;

h) Thời hạn thực hiện dự kiến;

j) Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;

k) Đề xuất hình thức quản lý hoặc thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Thành lập mới hoặc sử dụng Ban quản lý khu vực phát triển đô thị sẵn có để quản lý từng khu vực phát triển và quy hoạch đô thị nhanh chóng.

Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị

1. Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở Quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt.

noi-dung-va-ke-hoach-thuc-hien-khu-vuc-phat-trien-do-thi

2. Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, xin cấp giấy phép xây dựng theo tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác.

3. Kế hoạch di dời, tái định cư.

4. Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn.

5. Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.

Theo: Nghị định 11/2013/NĐ-CP

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Quy trình thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo các nội dung quy định tại Điều 27 Nghị định này.

Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung của thiết kế, quản lý dự án công trình, dự toán xây dựng công trình. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định từng phần thiết kế xây dựng, thiết kế công nghệ, dự toán xây dựng công trình để phục vụ công tác thẩm định của mình.

quy-trinh-tham-dinh-thiet-ke-du-toan-xay-dung

Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, công ty xây dựng quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định.

Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn thiết kế không được thực hiện thẩm tra công trình do mình thiết kế.

Trong quá trình thẩm định thiết kế xây dựng, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật.

quy-trinh-tham-dinh-thiet-ke-du-toan-xay-dung

Thời hạn có văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định về môi trường, phòng, chống cháy, nổ và nội dung khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành nhưng không được vượt quá thời gian thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng quy định tại Khoản 4 Điều này. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như đã chấp thuận về nội dung thẩm định và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.

Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra theo quy định tại Khoản 2 Điều này, trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn, ký hợp đồng với tư vấn thẩm tra; thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 20 (hai mươi) ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt; 15 (mười lăm) ngày đối với công trình cấp II và cấp III; 10 (mười) ngày đối với các công trình còn lại. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng.

quy-trinh-tham-dinh-thiet-ke-du-toan-xay-dung

Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện thẩm định là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với công trình, hạng mục công trình chính của dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tư vấn đầu tư chuyên nghiệp với công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp và công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt thiết kế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng do mình thực hiện.

Thời gian thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau: a) Không quá 40 (bốn mươi) ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt; b) Không quá 30 (ba mươi) ngày đối với công trình cấp II và cấp III; c) Không quá 20 (hai mươi) ngày đối với các công trình còn lại.

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế, dự toán:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình cấp đặc biệt, cấp I; công trình do Thủ tướng Chính phủ giao và các công trình thuộc dự án do mình quyết định đầu tư;

tham-quyen-tham-dinh-phe-duyet-thiet-du-toan

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công ty thi công xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế ba bước); thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế hai bước) của công trình từ cấp II trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các công trình quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, lập dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước;

tham-quyen-tham-dinh-phe-duyet-thiet-du-toan

b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.

3. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng:

a) Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;

tham-quyen-tham-dinh-phe-duyet-thiet-du-toan

b) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;

c) Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Theo: Luatminhgia

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Các loại dự án đầu tư xây dựng

Phân loại dự án đầu tư

Dự án đầu tư của các công ty xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

cac-loai-du-dau-tu-xay-dung

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.

Trình tự đầu tư xây dựng

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:

Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

cac-loai-du-dau-tu-xay-dung

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.

cac-loai-du-dau-tu-xay-dung

Các bản vẽ thiết kế đã được thẩm định, đóng dấu được giao lại cho chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Chủ đầu tư có trách nhiệm đáp ứng kịp thời yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi cần xem xét hồ sơ đang lưu trữ này. Chủ đầu tư nộp tệp tin (file) bản vẽ và dự toán hoặc tệp tin bản chụp (đã chỉnh sửa theo kết quả thẩm định) về cơ quan chuyên môn theo quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 về xây dựng để quản lý.

Theo: Lập dự toán công trình

Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Nguyên tắc chung

Dự án đầu tư của các công ty thiết kế xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.

nguyen-tac-co-ban-cua-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung

Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng: Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án; Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014.

Chủ đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 do người quyết định đầu tư quyết định và được quy định cụ thể như sau:
Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ giao. Chủ đầu tư thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư xây dựng, phê duyệt thiết kế, quản lý dự án, dự toán xây dựng công trình.

nguyen-tac-co-ban-cua-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thành lập theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

nguyen-tac-co-ban-cua-quan-ly-du-dau-tu-xay-dung

Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của cấp xã, chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chủ đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Quản lý dự án công trình đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư thì chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực do các doanh nghiệp này quyết định thành lập hoặc là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Những dự án sẽ thay đổi bộ mặt Sài Gòn

1. Tháp Vietcombank

Địa chỉ: Phố Tôn Đức Thắng và Hai Bà Trưng, quận 1

Trạng thái: Sắp hoàn thiện

Dự kiến hoàn thiện: Tháng 10/2015

Tháp Vietcombank là toà tháp cao thứ 2 Sài Gòn, chỉ đứng sau tháp Bitexco. Với chiều cao 206 m, diện tích 71.000 m2, tư vấn đầu tư xây dựng tháp Vietcombank sẽ trở thành khu văn phòng cao cấp toạ lạc tại bờ Tây sông Sài Gòn. Đồng thời, tháp VietcomBank cũng sẽ trở thành trụ sở của ngân hàng chủ quản.

nhung-du-an-se-thay-doi-bo-mat-sai-gon

2. Khu dân cư cao cấp Thảo Điền

Địa chỉ: Quốc lộ 1A, Quận 2

Trạng thái: Đang thi công

Dự kiến hoàn thiện: Tháng 1/2016

Khu dân cư cao cấp Thảo Điền sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Dự án với diện tích 8 ha sẽ bao gồm 4 toà tháp, mỗi tháp cao 40-43 tầng, khu mua sắm Vincom rộng 120.000 m2, khu ao hồ, công viên và trường học.
nhung-du-an-se-thay-doi-bo-mat-sai-gon

3. Dự án Đại Quang Minh

Địa chỉ: Thủ Thiêm, District 2

Trạng thái: Đang thi công

Dự kiến hoàn thiện: Tháng 1/2016

Đây sẽ là công trình có quy mô lớn được tư vấn xây dựng đầu tiên tại Thủ Thiêm với diện tích 128 ha. Được xây dựng theo mô hình thân thiện với môi trường, dự án bao gồm các chung cư cao tầng, biệt thự, trường học, trung tâm mua sắm, rạp chiếu bóng, trung tâm thể thao, nhà hàng và một bến du thuyền tích hợp với khu vực sông nước bao quanh.

nhung-du-an-se-thay-doi-bo-mat-sai-gon

4. Khu đô thị mới Nguyễn Cư Trinh

Địa chỉ: Ngã tư Trần Đình Xu, Nguyễn Trãi, Cống Quỳnh và Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

Trạng thái: Đang bị ngưng trệ

Dự kiến hoàn thành: 2020

Dự án này là kết quả của sự hợp tác giữa Bitexco và Perkin Eastman & CZ Studio. Mục đích của dự án là phát triển khu đất rộng 4,5 mẫu thành một tổ hợp bao gồm nhà ở, văn phòng, khách sạng, rạp chiếu bóng và khu kinh doanh với tổng diện tích 650.000 m2. Dư án đáng lẽ sẽ được khởi công từ 2014, song cho đến thời điểm này, việc giải quyết các vấn đề tồn đọng vẫn chưa được hoàn chỉnh.

nhung-du-an-se-thay-doi-bo-mat-sai-gon

5. Tháp SSG

Địa chỉ: 561 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh

Trạng thái: Đang thi công

Dự kiến hoàn thành: Cuối năm 2015

Tháp SSG, một trong số ít các dự án có quy mô lớn toạ lạc bên cạnh khu vực Cầu Sài Gòn, sẽ trở thành khu tổ hợp văn phòng, căn hộ cao cấp, siêu thị, rạp chiếu bóng và cửa hàng. Toà nhà cao 32 tầng nằm trên diện tích của chợ Văn Thánh cũ này sẽ góp phần vào quá trình chỉnh trang bộ mặt kiến trúc đô thị khu vực nói riêng và thành phố nói chung.

nhung-du-an-se-thay-doi-bo-mat-sai-gon

Theo: Baoxaydung / Tư vấn đầu tư

Bài đăng phổ biến