Đây là những nguồn thông tin hữu ích để giúp bạn có thể đánh giá được năng lực và uy tín của nhà thầu.
Chủ nhà cũng có thể thuê đơn vị thứ ba để tư vấn độc lập cũng như kiểm tra việc thi công nền móng. Cần phải điều tra và nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp thi công hiệu quả, thực hiện quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.
Lơ là hoặc sơ suất trong quá trình giám sát thi công, nhất là đổ móng nhà, thường dẫn đến những sự cố đáng tiếc. Để tránh rơi vào trường hợp mọi chuyện “đã rồi”, chủ nhà cần phải giám sát, nhắc nhở cũng như cần biết các bước cơ bản khi thi công móng nhà như: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, xây tường móng…
Móng nông: Độ sâu từ 1.2÷3.5m, sử sụng cho các công trình chịu tải trọng nhỏ và trung bình, xây trên nền đất tốt.
Ví dụ: Đối với nhà cao tầng thường dùng móng cọc khoan nhồi, đường kính cọc phổ biến từ 0,8m – 1,4m, hay dùng nhất là loại cọc ð 1m và ð 1,2m.
Móng sâu: Tính độ sâu thiết kế thi công xây dựng, sau đó đưa móng xuống đúng độ sâu, sử dụng cho công trình có tải trọng lớn, đối với loại móng này không nên xây ở những nới có mạch nước ngầm lớn.
Ví dụ: Đối với nhà có chiều cao trên 30 tầng, thì dùng móng cọc Barét. Đầu cọc phải cắm vào tầng đất tốt. Đài cọc phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 2 lần đường kính cọc khoan nhồi hoặc 2 lần chiều rộng cọc Barét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét